Thứ sáu 20/12/2024 11:51

Bộ Công Thương đôn đốc chủ đầu tư các dự án điện gió hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu

Liên quan đến kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng và đưa hạng mục công trình, công trình điện gió vào sử dụng, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo vừa có Công văn 1892/ĐL-NLTT với nội dung đề nghị chủ đầu tư các dự án điện gió khẩn trương hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu theo quy định, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ra văn bản chấp thuận nghiệm thu trước ngày 1/11/2021.

Công văn nêu, ngày 10/9/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 39/2018QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 37/2011/QĐ- TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam (Quyết định 39).

Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 (được sửa đổi tại khoản 7 Điều 1 của Quyết định 39) nêu “Giá mua bán điện tại khoản 1 Điều này được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 01/11/2021". Để một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới được áp dụng và công nhận ngày vận hành thương mại trước 01/11/2021, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo có một số lưu ý xin gửi đến quý chủ đầu tư các dự án điện gió như sau:

Khoản 3, Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dụng (sau đây gọi tắt là Nghị định 06) quy định điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng: Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định; Công trình phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.

Tại điểm b, khoản 6 Điều 24 Nghị định 06 quy định cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này. Theo mẫu thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 06 nêu một trong những căn cứ chấp thuận hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng là “văn bản chấp thuận nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy".

Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi tắt là Nghị định 136) quy định: Chủ đầu tư phải đề nghị 2 cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt thiết kế trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu nêu trên và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa công trình vào sử dụng; Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao; Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.

Để cơ quan chuyên môn về xây dựng trong lĩnh vực điện lực thuộc Bộ Công Thương hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có cơ sở xem xét và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu, đưa công trình điện gió vào sử dụng theo đúng, đủ quy định của pháp luật, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đề nghị quý chủ đầu tư các dự án điện gió khẩn trương hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu theo quy định, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ra văn bản chấp thuận nghiệm thu trước ngày 01/11/2021.
Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ