Thứ bảy 23/11/2024 01:33

Bộ Công Thương đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử cho Bình Định

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa tổ chức Hội nghị đào tạo, tập huấn kiến thức thương mại điện tử cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp tỉnh Bình Định.

Mới đây, tại Tp Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị đào tạo, tập huấn kiến thức thương mại điện tử cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp trên địa tỉnh Bình Định, nhằm nâng cao năng lực, hướng dẫn các kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) cho biết, những năm gần đây thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ. Tuy nhiên, thương mại điện tử Việt Nam cũng còn một số tồn tại, khó khăn, bất cập, như: Tình trạng hàng gian, hàng giả, vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử; Tình trạng phát triển không đồng đều của thương mại điện tử giữa khu vực thành thị và nông thôn cũng như giữa các thành phố lớn của Việt Nam; Tình trạng manh mún, thiếu tính liên kết về thương mại điện tử giữa các vùng; Hạn chế về cơ sở hạ tầng và logistics phục vụ thương mại điện tử...

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) phát biểu tại hội nghị

Về các xu hướng mới trong thương mại điện tử, ông Lê Trung Dũng, Phụ trách vận hành nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp Việt xuất khẩu ECVN đã có hai bài chia sẻ liên quan tới việc ứng dụng đa dạng các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) cho chủ doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ để nâng cao năng lực cạnh tranh; Lợi ích và hướng phát triển đúng đắn của LiveCommerce, SocialCommerce, shoppertainment đối với doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử.

Ông Dũng cho hay, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đã cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành thương mại điện tử công cụ và kỹ thuật mới để tối ưu hóa quy trình kinh doanh và nâng cao trải nghiệm người dùng. Trong đó, có thể ứng dụng AI trong thương mại điện tử như: Hỗ trợ viết content, làm hình ảnh, video phục vụ cho thương mại điện tử; Tự động hóa quy trình làm việc (xử lý hồ sơ, phân loại dữ liệu, tương tác nội bộ thông qua chatbot); Phân tích dữ liệu và dự báo về thị trường, xu hướng tiêu dùng, hành vi khách hàng…; Quản lý kho vận.

Cập nhật với các doanh nghiệp về các phương thức bán hàng trực tuyến hiện nay, ông Dũng đưa ra 3 cách thức mới, đó là: Thương mại trực tiếp (Live Commerce hay còn gọi là Live Shopping); Bán hàng trên mạng xã hội (Social Commerce); Shoppertainment (là sự kết hợp giữa hai yếu tố shopper (mua sắm, người mua sắm) và entertainment (giải trí).

“Những phương thức bán hàng trực tuyến nói trên đã giúp các doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận khách hàng; tăng độ tin cậy của khách hàng; tối ưu chi phí quảng cáo cũng như tăng doanh số bán hàng” - ông Dũng khẳng định.

Hội nghị đào tạo, tập huấn kiến thức thương mại điện tử cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp trên địa tỉnh Bình Định

Cũng tại hội nghị, ông Vũ Minh Ngọc, Chuyên gia đến từ Trung tâm Phát triển thương mại điện tử đã chia sẻ với các đại biểu về các nội dung: Quản lý dữ liệu khách hàng trong thương mại điện tử và bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Liên quan đến nội dung phân tích thị trường thương mại điện tử, ông Nguyễn Tất Hữu, Giám đốc Phát triển kinh doanh, Công ty Cổ phần khoa học dữ liệu đã giới thiệu toàn bộ quá trình phân tích thị trường thương mại điện tử qua các sàn giao dịch trực tuyến. Ông khẳng định tầm quan trọng của việc phân tích thị trường trên các sàn giao dịch trực tuyến, nhờ những phân tích này doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn tổng quan nhất từ đó đưa ra định hướng phát triển đúng đắn.

Những kiến thức được chia sẻ tại hội nghị đã được cộng đồng doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác nhau đánh giá cao về chất lượng cũng như tính thiết thực.

Trong thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ tiếp tục triển khai nhiều chương trình hỗ trợ các cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp tại nhiều địa phương trên cả nước đẩy mạnh phát triển kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên môi trường trực tuyến.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh