Chủ nhật 22/12/2024 18:08

Bình Điền ký kết hợp tác với Khuyến nông Quốc gia về canh tác lúa thông minh

Ngày 6/11, tại TP. Vị Thanh – Hậu Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền thực hiện lễ ký kết hợp tác, triển khai chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2021-2022.

Tình hình xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, có tác động rất lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL, theo số liệu công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), xâm nhập mặn năm 2019 - 2020 đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, làm cho 42,5% diện tích tự nhiên của toàn vùng bị ảnh hưởng, tương đương 1.688.600ha, cao hơn đợt xâm nhập mặn kỷ lục năm 2016 là 50.376ha.

Lễ ký kết hợp tác canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2022 giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia với Cty CP Phân bón Bình Điền

Vụ đông xuân 2019-2020, ở ĐBSCL có 6 tỉnh (Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Long An và Cà Mau) bị ảnh hưởng của hạn, xâm nhập mặn với tổng diện tích khoảng 41.900ha, trong đó có 26.000ha thiệt hại mất trắng và Trà Vinh là tỉnh có diện tích thiệt hại nhiều nhất với 14.300ha.

Trên cây ăn trái, hạn và xâm nhập mặn đã làm khoảng 6.650ha tại 6 tỉnh bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng thiếu nước tưới nghiêm trọng gây giảm năng suất và khoảng 355ha bị thiệt hại mất trắng. Hạn, xâm nhập mặn đã làm 1.241ha cây màu tại các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau thiếu nước tưới, trong đó có 541ha bị thiệt hại mất trắng.

Ông Ngô Văn Đông - Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết: Để ứng phó với sự biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, bắt đầu từ năm 2016 Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền xây dựng và thực hiện chương “Canh tác thông minh – thích ứng với biến đổi khí hậu”, chương trình đã truyền tải đến bà con nông dân ĐBSCL những kiến thức quý giá của các nhà khoa học đầu ngành cũng như các kinh nghiệm bổ ích của các nhà nông tiên tiến qua đó góp phần giảm sự tác động và từng bước thích ứng với sự biến đổi khí hậu.

Đặc biệt nông dân canh tác trong mô hình sẽ được chuyên gia và khoa học trực tiếp tập huấn, đào tạo nông dân tại các lớp đào tạo do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức. Đồng thời phối hợp cùng Trung tâm khuyến nông quốc gia xây dựng kịch bản và thực hiện các video clip hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa thông minh với diễn giả là các nhà khoa học đầu ngành khu vực ĐBSCL.

Và đặc biệt trong năm 2019, chương trình “Canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” được nâng lên một tầm mới, đó là ngoài việc truyền tải các kiến thức, kinh nghiệm thì chương trình bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng smartphone vào trong mô hình sản xuất và tỉnh Kiên Giang.

Công ty đã hỗ trợ Sở NN-PTNT Kiên Giang 8 trạm quan trắc nước mặn, độ pH nước và xây dựng 2 mô hình cho 2 HTX tại huyện Hòn Đất và huyện Gò Quao trên diện tích gần 300ha bằng các giải pháp đồng bộ từ các kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón Đầu Trâu một cách thông minh, sử dụng smart phone để theo dõi độ mặn, pH, nước trên ruộng, kết nối với máy bơm để bơm nước vào và rút nước chống ngập.

Mô hình được lãnh đạo các cấp đánh giá cao bởi mang lại nhiều hiệu quả cho nông dân, nhất là các vùng có điều kiện sản xuất khó khăn, các vùng có nước mặn xâm nhập, nông dân có thể tự sử dụng smart phone để tự kiểm tra xem thời gian nào trong ngày để có thể bơm nước vào ruộng, giúp giảm thiểu sự tác động và canh tác lúa ngày càng thông minh và hiệu quả hơn.

Theo ông Đông, để nhân rộng mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biển đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong quá trình sản xuất lúa của bà con ĐBSCL, Công ty Bình Điền sẽ hỗ trợ thiết bị quan trắc độ mặn, máy pH nước cập nhật tình hình nước qua ứng dụng smartphone. Hỗ trợ máy phun phân bón 1 máy/mô hình (giúp giảm công lao động, tăng hiệu quả sử dụng phân bón).

Về phân bón, hỗ trợ 100% chi phí mua phân bón đối với mô hình quy mô dưới 2ha, 500.000 đông/ha đối với mô hình trên 2ha. Hỗ trợ chi phí xây dựng mô hình: 15 triệu đồng/mô hình/vụ. Đồng thời Cty còn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cử người giám sát, theo dõi, đánh giá mô hình, viết báo cáo sơ kết mỗi vụ, hàng năm và tổng kết sau 2 năm triển khai. Với tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, việc xã hội hóa khuyến nông là điều cần thiết phải làm, không chỉ người làm khuyến nông mới làm khuyến nông. Các doanh nghiệp, các tổ chức quốc và nông dân cũng đang đồng hành để thực hiện công việc làm khuyến nông. Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2022 là chương trình gắn kết các người làm khuyến nông thắt chặt với nhau hơn để tăng cường sức mạnh cho hệ thống khuyến nông nhằm mang lại các giải pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến mới nhất để chuyển giao cho bà con nông dân. Từ đó góp phần phát triển nền nông nghiệp Việt Nam ngày càng giàu mạnh hơn.

Lan Hương
Bài viết cùng chủ đề: Nguyên liệu phân bón

Tin cùng chuyên mục

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp