Chủ nhật 24/11/2024 18:32

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Vì niềm tin người gửi tiền

Hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đều nhằm mục tiêu bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và góp phần duy trì an toàn lành mạnh hệ thống các tổ chức tín dụng.

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập, đặc biệt quy mô của hệ thống các tổ chức tín dụng liên tục được mở rộng. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của hệ thống tổ chức tín dụng luôn có sự đồng hành của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Mọi hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đều nhằm thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, góp phần duy trì an toàn lành mạnh hệ thống các tổ chức tín dụng, phù hợp với định hướng tổng thể Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và thực tiễn tại Việt Nam cũng như đáp ứng các thông lệ quốc tế về bảo hiểm tiền gửi.

Gắn liền với “vòng đời” của các tổ chức tín dụng

Có thể nói, hoạt động bảo hiểm tiền gửi gắn liền với “vòng đời” của các tổ chức tín dụng trong bất kỳ giai đoạn nào, từ khi thành lập, quá trình hoạt động hay khi rút lui khỏi thị trường đều có sự đồng hành của bảo hiểm tiền gửi. Với các nghiệp vụ được triển khai cụ thể, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đang bảo vệ cho gần 7 triệu tỷ đồng tiền gửi bằng Việt Nam đồng của cá nhân tại 1.283 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Việc cấp, thu hồi chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi được thực hiện chính xác, kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng huy động hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Có “chứng chỉ niềm tin” này, người dân thực sự yên tâm gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, hoạt động giám sát thường xuyên và kiểm tra định kỳ đối với 100% các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam triển khai có hiệu quả, góp phần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thanh tra, giám sát… nhằm phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời và ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ của tổ chức tín dụng, giúp gìn giữ trật tự, kỷ cương trong hệ thống ngân hàng. Đồng thời, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt, tiếp sức các tổ chức tín dụng gặp vấn đề khôi phục lại hoạt động bình thường thông qua việc miễn nộp phí, cho vay đặc biệt, đánh giá phương án tái cơ cấu...

Nhờ vậy, từ năm 2015 cho tới nay chưa xảy ra đổ vỡ, phá sản tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Có thể nói, trong mỗi bước đi của các tổ chức tín dụng đều luôn có sự đồng hành của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Qua đó, các tổ chức tín dụng sẽ lường được các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đưa ra biện pháp xử lý để hoạt động ngày càng an toàn, hiệu quả hơn.

Giữ “cam kết” bảo vệ người gửi tiền

Thực hiện sứ mệnh là một trong những đại diện của Nhà nước bảo vệ người gửi tiền, với cơ chế bảo hiểm tiền gửi bắt buộc hiện nay, người gửi tiền thuộc đối tượng bảo hiểm sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách bảo hiểm tiền gửi thông qua việc họ được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tiền bảo hiểm (mức chi trả tối đa theo quy định của pháp luật) khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhận tiền gửi bị đóng cửa và mất khả năng thanh toán.

Ngày 20/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm. Theo đó, số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi, gồm cả gốc và lãi của một người, tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng. Với hạn mức này, tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ trên tổng số người được bảo hiểm tiền gửi đến nay là khoảng 91%, đáp ứng được thông lệ quốc tế là trong phạm vi từ 90 - 95%. Đây là nỗ lực rất lớn của hệ thống ngân hàng, của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc nâng cao năng lực bảo vệ người gửi tiền, hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền song hành với việc nâng cao nhận thức người dân về hoạt động ngân hàng - lĩnh vực kinh doanh vô cùng nhạy cảm và có hiệu ứng lan truyền cao. Những năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam luôn tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới nhiều hình thức đa dạng như: Website, báo, tạp chí, truyền hình, phát thanh, bưu điện, sự kiện tuyên truyền,…. Chính sách bảo hiểm tiền gửi ngày càng đi vào cuộc sống, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi người dân ít được tiếp cận với thông tin và cũng là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Đặc biệt, tầm quan trọng của tuyên truyền ngày càng được đề cao khi xảy ra sự cố tại các Quỹ tín dụng nhân dân, niềm tin được củng cố, nguy cơ rủi ro từ đó được ngăn chặn.

Trong thời gian tới, khi Luật Bảo hiểm tiền gửi được xem xét sửa đổi, bổ sung, việc xác lập tầm nhìn chiến lược đối với hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam là cần thiết, nhằm vạch rõ mục tiêu, giải pháp. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ người gửi tiền, nâng cao vai trò của chính sách bảo hiểm tiền gửi trong hệ thống ngân hàng; đồng thời tăng cường quản lý có hiệu quả và nâng cao năng lực tài chính để sẵn sàng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền khi cần thiết; xây dựng nền tảng vững chắc phục vụ việc hỗ trợ có hiệu quả quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng thông qua hoạt động hỗ trợ tài chính đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tạm thời gặp khó khăn về thanh khoản.

Để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền, từ đó góp phần duy trì an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng, truyền thông chính sách là một trong những nghiệp vụ quan trọng được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới.

Đồng thời, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiếp tục tích cực nâng cao chất lượng hoạt động, hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; đổi mới sáng tạo đi đôi với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh hợp tác trong nước, quốc tế để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, đồng thời phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả theo thông lệ quốc tế.

Có thể nói trong hệ thống tài chính quốc gia, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không chỉ chứng tỏ vai trò quan trọng mà còn phát huy vị thế, uy tín của tổ chức đối với các đối tác quốc tế. Đó là việc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trở thành một trong những thành viên tích cực của Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế, Ủy bản châu Á Thái Bình Dương..., những đóng góp thiết thực của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã góp phần đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới, từ đó giúp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tận dụng được kiến thức và kinh nghiệm quốc tế để ngày càng hoàn thiện mô hình bảo hiểm tiền gửi hiệu quả tại Việt Nam. Tin rằng ở chặng đường tiếp theo, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ vững bước trên hành trình mới, phát triển lớn mạnh, góp phần tích cực vào công cuộc tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, xứng đáng với niềm tin của hàng triệu người gửi tiền.

Linh Thư
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Quy định mới về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Rút bảo hiểm xã hội một lần giảm: Niềm tin của người lao động với chính sách được nâng cao

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Người cao tuổi đủ 65 đến dưới 75 tuổi sẽ được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế ?

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sắp trao giải thưởng công nhận ‘Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh’

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Nhóm đối tượng nào được đề xuất hỗ trợ 70% mức đóng bảo hiểm y tế?

Từ 1/7/2025: Người không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí

Việt Nam trở thành điểm đến quan trọng trong lĩnh vực Bảo hiểm Bảo lãnh và Tín dụng

Bổ sung quy định xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 1/7/2025

Đề xuất doanh nghiệp được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng để phục hồi sản xuất

Bảo hiểm bảo lãnh: Đòn bẩy mới giúp thay đổi cục diện tài chính doanh nghiệp Việt?

Đề xuất mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mới cho người lao động

Từ 1/7/2025: Trường hợp nào nghỉ hưu sớm không bị trừ mức hưởng lương hưu?

Bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng: Doanh nghiệp liệu đã nắm bắt được thời cơ?

Cách tra cứu thời hạn thẻ bảo hiểm y tế học sinh như thế nào?

Chế độ thai sản, ốm đau bổ sung thêm nhiều quy định mới từ ngày 1/7/2025

Manulife trao quà hỗ trợ cuộc sống bà con vùng cao sau thiên tai