Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Dòng vốn sẽ không tự nhiên ào ào chảy đến khi Việt Nam tuyên bố thành lập trung tâm tài chính quốc tế. Để các nhà đầu tư rót vốn, rất nhiều việc cần làm.
Bộ Tài chính đề nghị thẩm định hồ sơ xây dựng Nghị quyết Trung tâm tài chính quốc tế Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật: Cho ý kiến Nghị quyết về xây dựng Trung tâm tài chính Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Đa dạng hóa các sản phẩm tài chính

Đó là khẳng định của các chuyên gia, nhà quản lý, đại diện các tổ chức tín dụng tại Tọa đàm “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 16/4.

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính
Tọa đàm “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính”. Ảnh: Hoàng Giáp

Ông Nguyễn Đức Long - Cục trưởng Cục An toàn các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước - nhận định, hình thành trung tâm tài chính là việc “không dễ” vì Việt Nam còn nhiều khác biệt về thể chế, quy mô và trình độ phát triển. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, dòng vốn tự do hóa cần được kiểm soát chặt chẽ để không gây mất cân đối vĩ mô.

Theo ông Long, hoạt động ngân hàng trong trung tâm tài chính sẽ thiên về các mô hình tài chính hiện đại hơn là ngân hàng truyền thống. Điều này đòi hỏi hệ thống pháp lý phải cập nhật liên tục, các chuẩn mực an toàn phải theo thông lệ quốc tế. “Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng thông tư mới về tỷ lệ an toàn vốn, theo hướng tiệm cận Basel II nâng cao và Basel III. Đồng thời, yêu cầu định chế tài chính thực hiện công khai tài chính rõ ràng” - ông Long thông tin.

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính
Ông Nguyễn Đức Long - Cục trưởng Cục An toàn các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước - chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Hoàng Giáp

Từ thực tế các ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Mạnh Khôi - Trưởng phòng Kinh doanh vốn, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) - cho biết, để thị trường tài chính đủ hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế, Việt Nam cần đa dạng hóa các sản phẩm tài chính. Hiện nay, các sản phẩm phái sinh, công cụ phòng ngừa rủi ro còn sơ khai, trong khi đó là công cụ thiết yếu ở các trung tâm tài chính lớn.

Theo đại diện VietinBank, cần đẩy mạnh các thị trường mới như hàng hóa, tài sản số, ngoại tệ…, trong đó, ưu tiên các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như gạo. Việc này không chỉ giúp thị trường tài chính sâu sắc hơn, mà còn góp phần tạo hành lang pháp lý minh bạch để doanh nghiệp và nhà đầu tư yên tâm hoạt động.

Trong khi đó, đại diện ngân hàng nước ngoài, ông Ryu Je Eun - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Shinhan Việt Nam - cho rằng, sự ổn định và minh bạch của hệ thống ngân hàng là yếu tố then chốt để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài cũng đóng vai trò đặc biệt trong việc xây dựng và vận hành một tổ chức tài chính quốc tế (IFC) hiệu quả.

Ông Ryu Je Eun - cho hay, Shinhan Bank đã hỗ trợ tài chính đáng kể cho các doanh nghiệp Hàn Quốc để họ có thể hoạt động hiệu quả tại Việt Nam. Không chỉ cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, ngân hàng còn tận dụng mạng lưới quốc tế với chi nhánh tại 20 quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động tại Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và nhiều thị trường khác.

“IFC được xây dựng dựa trên nền tảng các quy định minh bạch và sự tham gia của các thể chế tài chính, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư. Qua đó, chúng tôi không chỉ hỗ trợ tài chính cho các công ty trong ngành sản xuất, mà còn đóng góp vào sự phát triển của các công ty khởi nghiệp, các ngành công nghiệp sáng tạo và lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech)” - ông Ryu Je Eun nhấn mạnh.

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính
Ông Ryu Je Eun - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Shinhan Việt Nam - phát biểu. Ảnh: Hoàng Giáp

Chứng minh không là “điểm mù” FATF

Dưới góc độ kinh nghiệm quốc tế, ông Richard D. McClellan - chuyên gia kinh tế, cố vấn độc lập chuyên về chính sách kinh tế, phát triển khu vực tài chính và chiến lược đầu tư - cho rằng, xây dựng trung tâm tài chính quốc tế là một trong những quyết sách lớn nhằm thúc đẩy cải cách thể chế, giải phóng nguồn lực, nâng tầm cạnh tranh và hội nhập tài chính quốc tế cho Việt Nam.

“Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong khu vực như Jakarta, Kuala Lumpur và Bangkok cùng với nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, đòi hỏi Việt Nam phải hành động nhanh chóng. Nếu chậm trễ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư trong tương lai, mà còn đe dọa nền tảng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam” - ông Richard D. McClellan cảnh báo.

Theo chuyên gia này, thành lập trung tâm tài chính quốc tế không phải chuyện nên làm hay không, mà là vấn đề bắt buộc phải làm. Tuy nhiên, dòng vốn sẽ không tự nhiên ào ào chảy đến khi Việt Nam tuyên bố thành lập trung tâm tài chính quốc tế. Để các nhà đầu tư rót vốn vào Việt Nam, cần làm rất nhiều việc.

Theo đó, Việt Nam nên coi việc tuân thủ khuyến nghị của Lực lượng Đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) về chống rửa tiền (AML), tài trợ khủng bố (CFT) là ưu tiên hàng đầu. Đây là bước đi căn bản để không bị đưa vào danh sách giám sát đặc biệt, cũng như tạo niềm tin với nhà đầu tư quốc tế.

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính
Ông Richard D. McClellan - chuyên gia kinh tế, cố vấn độc lập chuyên về chính sách kinh tế, phát triển khu vực tài chính và chiến lược đầu tư chia sẻ. Ảnh: Hoàng Giáp

Là cơ quan soạn thảo nội dung liên quan đến hoạt động ngân hàng trong trung tâm tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần đóng vai trò dẫn dắt trong việc thiết lập lộ trình tuân thủ các khuyến nghị của FATF, đảm bảo rằng các quy định về sandbox phù hợp với các tiêu chuẩn AML/CFT ngay từ giai đoạn đầu.

Việc Ngân hàng Nhà nước chủ động truyền đạt rõ ràng tiến trình tuân thủ đến thị trường quốc tế là rất quan trọng để xây dựng lòng tin và thu hút đầu tư. Ngân hàng Nhà nước cần thiết kế các cơ chế di chuyển vốn minh bạch và an toàn, có thể triển khai theo từng giai đoạn, đồng thời đảm bảo giám sát chặt chẽ các hoạt động AML/CFT để tránh rủi ro bị đưa vào danh sách xám của FATF. Việc xây dựng khung pháp lý cho tài chính kỹ thuật số, bao gồm cả các quy định về sandbox cho công nghệ tài chính, tài sản mã hóa và tiền điện tử, cũng như áp dụng các tiêu chuẩn thận trọng phù hợp với Basel III, là cần thiết để tạo môi trường hoạt động an toàn và hiệu quả cho IFC.

“Cần chủ động xây dựng cơ chế di chuyển vốn minh bạch và từng bước áp dụng mô hình sandbox cho công nghệ tài chính, tiền điện tử, tài sản mã hóa. Cùng lúc, cần hoàn thiện hệ thống giám sát rủi ro và ban hành chuẩn mực tài chính đồng bộ theo Basel III để tạo ra một môi trường vận hành an toàn và hấp dẫn cho các tổ chức tài chính toàn cầu” - ông Richard D. McClellan khuyến nghị.

Lộ trình phát triển Trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam được chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn 1 (2025 - 2030) tập trung vào thiết lập quản trị thí điểm và các biện pháp khuyến khích. Giai đoạn 2 (2030 - 2035) nâng cấp khung pháp lý và mở rộng quy mô công nghệ tài chính. Giai đoạn 3 (sau năm 2035) hội nhập toàn cầu, phát triển tòa án IFC và dẫn đầu trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số. Việt Nam theo đuổi mô hình cải cách kết hợp, dựa trên phương pháp tiếp cận từng bước và sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính.
Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mới nhất: Từ 1/7/2025 chi trả lương hưu qua ba hình thức

Mới nhất: Từ 1/7/2025 chi trả lương hưu qua ba hình thức

Từ ngày 1/7/2025, theo quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người lao động sẽ có quyền lựa chọn hình thức nhận lương hưu phù hợp.
VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

VIB phối hợp với đối tác Visa và VNPAY giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa toàn diện được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thị trường bảo hiểm dần ấm lên, doanh nghiệp tìm lại đà tăng trưởng

Thị trường bảo hiểm dần ấm lên, doanh nghiệp tìm lại đà tăng trưởng

Thị trường bảo hiểm phục hồi với tốc độ tích cực, mở ra cơ hội tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp sau thời gian dài gặp khó.
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch được đề cử HĐQT Vietravel

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch được đề cử HĐQT Vietravel

Ông Trần Du Lịch là người gắn bó nhiều thập kỷ với kinh tế Việt Nam, dày dạn kinh nghiệm trong cả hoạch định, phản biện chính sách và điều hành doanh nghiệp.
Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Bac A Bank chính thức triển khai chương trình “Phí siêu sốc - Tăng tốc kinh doanh” với mong muốn hỗ trợ các khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Tin cùng chuyên mục

Từng bước gỡ

Từng bước gỡ 'mạng nhện sở hữu chéo' trong hệ thống ngân hàng

Sở hữu chéo là một trong những "điểm nghẽn" cản trở quá trình lành mạnh hóa thị trường tài chính - ngân hàng.
SeABank được vinh tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards

SeABank được vinh tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á vừa vinh dự nhận danh vị “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards
Taseco Airs

Taseco Airs 'chia tay' khách sạn 'đất vàng' ven biển Đà Nẵng?

Taseco Oceanview Đà Nẵng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú, nhà hàng, là chủ khách sạn À La Carte có vị trị đẹp bậc nhất ven biển thành phố.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ phối hợp với các bộ, ngành để tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Những

Những 'nhân tố mới' trong báo cáo PCI 2024

Bên cạnh sự vươn lên dẫn đầu của thành phố Hải Phòng, báo cáo PCI 2024 cũng ghi nhận ‘nhân tố mới’ là tỉnh Hưng Yên khi lần đầu tiên đứng trong Top 10.
4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI

4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI

4 tháng năm 2025, Việt Nam thu hút được 13,82 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng kỷ lục với 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2 con số

Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2 con số

Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 944,1 nghìn tỷ đồng, bằng 48% dự toán năm và tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

Bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút tiền gửi để đảm bảo đủ nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế, một số ngân hàng còn tìm nguốn vốn từ các định chế tài chính quốc tế.
VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

Vinh dự này khẳng định cam kết của VPBankS trong việc đầu tư dài hạn vào con người – nền tảng cho sự phát triển bền vững và khác biệt
PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

PVcomBank triển khai gói vay ưu đãi 10.500 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng cá nhân là hộ kinh doanh, tiểu thương với lãi suất chỉ từ 3,99%/năm, thời hạn tới 10 năm.
Niềm tin là

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

Thương hiệu ngân hàng Việt không nằm ở logo hay trụ sở sang trọng, mà ở niềm tin, thứ “đồng tiền” mạnh mà khách hàng sẵn sàng gửi gắm.
SeAMobile nhận xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

SeAMobile nhận xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á đã vinh dự xếp hạng 5 sao ở hạng mục tiện ích số trong khuôn khổ giải thưởng Sao Khuê 2025
Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Từ góc nhìn toàn cầu, giáo sư John Quelch (Harvard) gợi mở chiến lược giúp ngân hàng Việt xây dựng thương hiệu mạnh, vượt rào cản nội tại để vươn ra thế giới.
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.381 tỷ đồng, tăng 2,2%; lợi nhuận sau thuế đạt 707 tỷ đồng, tăng 14,6
Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Ngày 30/4/2025, Vietcombank chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority Lounge tại Nhà ga T3, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhât, TP. Hồ Chí Minh.
Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Song hành lưu thông 2 đồng tiền ở 2 miền Bắc - Nam và phải đến năm 1978, bộ tiền chung của đất nước mới được phát hành.
Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4 khiến nhà đầu tư thua lỗ nặng nhưng đây lại là cơ hội tốt để “bắt đáy”.
Agribank trao tặng 37 căn

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

Agribank phối hợp Quỹ Hy vọng và Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Khê khởi công, trao tặng 37 căn “nhà hy vọng” cho các hộ nghèo, khó khăn tại địa phương.
BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

BAOVIET Bank triển khai chương trình ưu đãi cho khách hàng cá nhân vay vốn có tài sản bảo đảm với lãi suất chỉ từ 3%/năm, hạn mức lên đến 600 tỷ đồng.
HDBank lãi 5.350 tỷ, khởi động mô hình tập đoàn tài chính

HDBank lãi 5.350 tỷ, khởi động mô hình tập đoàn tài chính

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2025 tăng trưởng cao, tiếp tục nằm trong nhóm hiệu quả cao nhất ngành ngân hàng.
Mobile VerionPhiên bản di động