Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã phân cấp, phân quyền cho Ngân hàng Nhà nước trong việc quyết định cho vay đặc biệt.
Ngân hàng Nhà nước: Cân bằng giữa tỷ giá và lãi suất 15 ngân hàng dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu

Sáng 24/4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Về mục đích ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc tiếp tục luật hóa các quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu, đảm bảo phù hợp với thực tiễn.

Qua đó nhằm xử lý các vướng mắc, khó khăn đã và đang cản trở tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ thực hiện các quyền hợp pháp của mình trong việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng xoay vòng vốn cũng như tiếp cận tín dụng với chi phí hợp lý của người dân và doanh nghiệp.

Việc sửa đổi, bổ sung thẩm quyền quyết định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước theo hướng chuyển thẩm quyền quyết định từ Thủ tướng Chính phủ (đối với trường hợp khoản cho vay đặc biệt có lãi suất 0%/năm, khoản cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm) cho Ngân hàng Nhà nước nhằm triệt để phân cấp, phân quyền cho Ngân hàng Nhà nước trong việc quyết định cho vay đặc biệt; tăng cường vai trò, nâng cao trách nhiệm của thành viên Chính phủ.

Đồng thời, quy định này giúp giảm bớt khâu trung gian trong quá trình triển khai thực hiện; từ đó, góp phần rút ngắn thời gian xử lý bảo đảm việc tổ chức thực hiện kịp thời, an ninh, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, quan điểm xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác xử lý nợ xấu. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Tiếp tục luật hóa các quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã phát huy tốt hiệu quả trong quá trình Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực. Đồng thời, 3 chính sách được luật hóa phải được xác định rõ ràng nội dung và đánh giá tác động cụ thể; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của pháp luật.

Việc sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm, đảm bảo việc tổ chức thực hiện kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả, khả thi, an ninh, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí và vi phạm pháp luật.

Đảm bảo phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các thỏa thuận, cam kết của Việt Nam; đảm bảo mục tiêu hội nhập quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển.

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính Lê Quang Mạnh
Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính Lê Quang Mạnh

Trình bày báo cáo thẩm tra, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính Lê Quang Mạnh nêu rõ, đa số ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành Luật nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phân cấp thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt; nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng, góp phần khơi thông nguồn lực tín dụng phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, đề nghị làm rõ một số nội dung như: Cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn của việc luật hóa các quy định tại Nghị quyết số 42, trong đó về cơ sở chính trị, đề nghị báo cáo xin ý kiến của cấp có thẩm quyền do việc xử lý tài sản bảo đảm liên quan trực tiếp đến quyền tài sản của công dân.

Cùng với đó, làm rõ tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan; các chính sách đề xuất cần được đánh giá tác động kỹ lưỡng, toàn diện đối với các bên có liên quan; bổ sung kinh nghiệm quốc tế về quy định pháp luật trong xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu để tham khảo, đề xuất giải pháp phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Rà soát kỹ lưỡng quy định về phân cấp, phân quyền

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm bày tỏ nhất trí với chủ trương phân cấp Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt để đảm bảo linh hoạt, kịp thời trong hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên, nội dung sửa đổi chưa quy định cơ chế kiểm soát, dẫn đến phải áp dụng tiêu chí chung, không tính đến yếu tố đặc thù, những khó khăn, rủi ro trong các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Chủ tịch Hội đồng dân tộc đề nghị bổ sung nội dung về cơ chế kiểm soát thông qua Hội đồng thẩm định trước khi quyết định tiêu chí lĩnh vực cho vay đặc biệt, bổ sung các lĩnh vực ưu tiên cho vay đặc biệt, ưu tiên cho lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, dự án đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Giám sát và Dân nguyện Lê Thị Nga
Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga cho hay, dự thảo luật này luật hóa nhiều chính sách được nêu trong Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Trong khi đó, Nghị quyết này có những quy định khác với luật hiện hành, đặc biệt là về thi hành án dân sự, thu giữ vật chứng, kê biên vật chứng… liên quan đến Luật Thi hành án dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự. Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, cần xem xét, rà soát kỹ lưỡng các quy định về phân cấp, phân quyền, đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện.

Quốc hội quyết nghị rõ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Các nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, nếu ủy quyền cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì quy trình giải quyết có thể được đẩy nhanh hơn, khắc phục tình trạng chậm trễ do thủ tục hành chính hiện nay.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần xem xét thấu đáo các phương án cơ cấu lại hệ thống tín dụng để đảm bảo tuân thủ các quy định về thẩm quyền, quyền tài sản, quyền công dân và các cơ sở chính trị. Với các vấn đề quan trọng, Chính phủ cần báo cáo và xin ý kiến của cấp có thẩm quyền.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ trong thời gian vừa qua đã gấp rút hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan hữu quan có báo cáo thẩm tra sơ bộ, đánh giá khách quan, cụ thể, thể hiện rõ chính kiến. Hồ sơ đã bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét theo quy trình một kỳ họp.

Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính tán thành việc trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), đồng thời, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ tính cấp bách của dự án Luật, cần áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn.

Bên cạnh đó, chính sách về phân cấp thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt là chính sách mới được bổ sung, do đó, đề nghị rà soát quy trình xây dựng chính sách và soạn thảo, bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chiều 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Tại buổi tiếp đại sứ một số nước đến trình Quốc thư, sáng 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước.
Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Nhiệm kỳ 2020 -2025, Đảng bộ Báo Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo, đưa Báo phát triển toàn diện, hướng tới trở thành tờ báo kinh tế hàng đầu.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ

Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong đầu tư

Những điểm mới của Luật 57/2024/QH15 sửa đổi các quy định về quy hoạch, đầu tư, PPP, đấu thầu, tạo hành lang pháp lý minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư.
Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh, khơi dậy khát vọng phát triển, tạo đột phá trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số quốc gia.
Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Qua công tác thanh tra góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất; kiến nghị thu hồi 85.403 tỷ đồng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam và Hoa Kỳ có tiềm năng hợp tác sâu rộng nhờ tính bổ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế, đặc biệt trong đầu tư, công nghệ.
Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Những lợi thế về kinh tế, văn hóa, sự liên kết vùng miền… sau khi được hợp nhất tạo lực đẩy để tỉnh Phú Thọ mới chuyển mình, bứt phá.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả rất cần thiết.
Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Cử tri kiến nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm tình trạng sản xuất thuốc giả, sữa giả, thực phẩm kém chất lượng.
Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Thời chiến, đối ngoại góp sức trong đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Thời bình, ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%).
Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Bổ sung một khoản quy định về việc quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ tại các kỳ họp sau Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội trong trường hợp cần thiết.
Thủ tướng điểm tên loạt địa phương chậm giải phóng mặt bằng

Thủ tướng điểm tên loạt địa phương chậm giải phóng mặt bằng

Thủ tướng yêu cầu nhiều địa phương chậm giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng tiến độ cao tốc, yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc.
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm 'nối hai bờ đại dương' với Tổng thống Nam Phi

Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nam Phi có ý nghĩa lịch sử khi “nối hai bờ đại dương” mở ra những triển vọng hợp tác mới.
Tổng Bí thư: Tăng thiết giáp phải xứng đáng là lực lượng đột kích nòng cốt, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư: Tăng thiết giáp phải xứng đáng là lực lượng đột kích nòng cốt, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư yêu cầu Binh chủng Tăng thiết giáp phát huy vai trò đột kích nòng cốt, xây dựng lực lượng tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng

Giá vàng tăng, liên tục lập kỷ lục mới, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng...
Thủ tướng: Đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ

Thủ tướng: Đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Hoa Kỳ.
Chung tay vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Chung tay vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Sáng 22/4, hoạt động giao lưu giữa tổ chức mặt trận hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã diễn ra với chủ đề ‘Đồng tâm hiệp lực thúc đẩy tình hữu nghị'.
Việt Nam là ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ

Việt Nam là ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ

Với lợi thế về nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa học – công nghệ, Việt Nam đang trở thành ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ toàn cầu.
Kỳ họp thứ 9 khai mạc sớm hơn thông lệ, với nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 9 khai mạc sớm hơn thông lệ, với nhiều nội dung quan trọng

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sớm hơn thông lệ với nhiều nội dung quan trọng.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng

Sáng nay, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng do Bộ Công Thương tổ chức.
Mobile VerionPhiên bản di động