Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Chính sách bảo hiểm tiền gửi là sự kỳ vọng của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới.
Hoàn thành việc xử lý các Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém trong năm 2024 Người trong lực lượng vũ trang không được là thành viên quỹ tín dụng nhân dân Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một định chế tài chính không thể thiếu trong quá trình phát triển an toàn và bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Ngay từ khi thành lập đến nay, Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò và sứ mệnh của mình nhằm góp phần tăng cường sự hiểu biết và tin cậy của công chúng đối với các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Khi người gửi tiền có thông tin đầy đủ và niềm tin vững chắc sẽ yên tâm gửi tiền tiết kiệm, tạo thuận lợi cho hệ thống các tổ chức tín dụng phát triển lành mạnh và an toàn, tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển bền vững.

Đến nay, sau 25 năm xây dựng và phát triển, BHTG Việt Nam đang bảo vệ cho hơn 123 triệu lượt người gửi tiền tại 1.278 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (trong đó có 1.177 quỹ tín dụng nhân dân) thông qua việc triển khai các nghiệp vụ như: Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo hiểm tiền gửi; tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém; tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ; chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người tiền theo quy định; quản lý, thu phí bảo hiểm tiền gửi; đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để nâng cao năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi để củng cố niềm tin người gửi tiền…

Đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện chi trả bảo hiểm tiền gửi kịp thời, đúng quy định cho 1.793 người gửi tiền tại 39 qũy tín dụng nhân dân bị giải thể ; qua đó góp phần tạo lập niềm tin của người dân, ổn định trật tự xã hội tại địa phương và ngăn ngừa rủi ro tiềm ẩn lan truyền đến các qũy tín dụng nhân dân hoạt động lành mạnh khác.

Không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam còn tham gia hiệu quả trong quá trình tái cơ cấu các quỹ tín dụng nhân dân theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước như: Tham gia đề án tái cơ cấu qũy tín dụng nhân dân; cử nhân sự khi được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu để đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị; Trưởng Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương đối với các qũy tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt theo đề nghị của một số Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh, thành phố… Sau một thời gian, việc tái cơ cấu đã mang lại kết quả tích cực, đã góp phần đưa được một số quỹ tín dụng nhân dân yếu kém khắc phục trở lại hoạt động bình thường. Đặc biệt, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam còn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao nhiệm vụ triển khai công tác kiểm tra quỹ tín dụng nhân dân theo kế hoạch định kỳ hàng năm của NHNN; qua đó tham mưu, đề xuất Ngân hàng Nhà nước có giải pháp giúp các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.

Với những quy định hiện nay, bảo hiểm tiền gửi vẫn còn bị hạn chế một số mặt như: (i) Việc thu phí bảo hiểm vẫn được tính đồng hạng trên cơ sở tính phí bảo hiểm tiền gửi là toàn bộ số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, chưa tính theo mức độ rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; (ii) Hiện nay, bảo hiểm tiền gửi mới chỉ thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản… Tuy nhiên, BHTG chưa được thực hiện việc cho vay đặc biệt để hỗ trợ các tổ chức tín dụng khi gặp khó khăn.

Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới
Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi được niêm yết tại điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân

Ghi nhận cùng những thành tựu trên, thực tiễn hoạt động hiện nay của các tổ chức tín dụng nói chung và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nói riêng cũng đang đặt ra những vấn đề cần được bảo hiểm tiền gửi nhìn nhận với tầm nhìn dài hơn trong bối cảnh kinh tế - xã hội đã không ngừng được nâng cao về mọi mặt; quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng phát triển mạnh mẽ hơn trước rất nhiều, hành trình chuyển số đã phát triển rất mạnh và thâm nhập sâu vào các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt là ngành Ngân hàng. Trước yêu cầu phát triển trong tình hình mới, hệ thống qũy tín dụng nhân dân mong đợi sự đổi mới của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trên một số nội dung sau:

Một là, về mức chi trả bảo hiểm tiền gửi đối với qũy tín dụng nhân dân: tại Khoản 3 Điều 188 Luật các tổ chức tín dụng năm 2024 đã quy định :“Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phối hợp với qũy tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi và ngân hàng hợp tác xã xây dựng phương án phá sản qũy tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt và đề xuất Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền, tối đa bằng số tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm tại qũy tín dụng nhân dân.”

Do vậy, cần nghiên cứu sửa đổi Luật bảo hiểm tiền gửi để có thể đáp ứng được việc chi trả bảo hiểm tiền gửi với hạn mức tối đa bằng số tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm tại qũy tín dụng nhân dân trong trường hợp được Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 đã nêu trên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Hai là, về thực hiện nghĩa vụ chỉ trả bảo hiểm tiền gửi: theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 thì “Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt… hoặc Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.”

Hướng sửa Luật bảo hiểm tiền gửi nên bổ sung thêm các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (trong đó có qũy tín dụng nhân dân) cũng được BHTG Việt Nam thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm khi được NHNN có văn bản xác định là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền. Bổ sung thêm để bảo hiểm tiền gửi được cho vay đặc biệt đối với ngân hàng thương mại, Ngân hàng hợp tác xã, qũy tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô (như quy định tại Khoản 2 Điều 191 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024).

Ba là, bảo hiểm tiền gửi tham gia tái cơ cấu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi yếu kém: Tại Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến 2030” đã nêu rõ: “Tăng cường vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong quá trình tham gia tái cơ cấu các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi yếu kém gắn với xử lý nợ xấu.” Do vậy, không chỉ tham gia vào đề án tái cơ cấu của tổ chức tín dụng yếu kém, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần nghiên cứu hình thành nguồn vốn cho vay đặc biệt từ việc trích lập một phần từ nguồn thu hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của bảo hiểm tiền gửi để có nguồn lực tham gia quá trình tái cơ cấu các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi yếu kém khi được Chính phủ và Nhà nước Việt Nam Ngân hàng Nhà nước NHNN yêu cầu.

Bốn là, về nộp phí bảo hiểm tiền gửi: Về nguyên tắc, mức phí bảo hiểm tiền gửi phải thể hiện rõ được trách nhiệm của tổ chức tham gia đối với người gửi tiền. Hiện nay, cơ sở tính phí bảo hiểm tiền gửi là toàn bộ số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Điều này chưa bảo đảm tính công bằng giữa các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trong khi đó, quỹ bảo đảm an toàn hệ thống qũy tín dụng nhân dân (Quỹ bảo toàn) đã được thành lập theo quy định của Nhà nước để cho vay qũy tín dụng nhân dân gặp khó khăn về tài chính, khó khăn chi trả nhằm giúp qũy tín dụng nhân dân có thể khắc phục trở lại hoạt động bình thường. Như vậy, trước khi phải nhờ đến sự hỗ trợ của bảo hiểm tiền gửi, hệ thống qũy tín dụng nhân dân đã có sẵn một hệ thống phòng thủ nhằm ngăn ngừa rủi ro để bảo vệ tiền gửi của thành viên và người dân gửi tiền tại qũy tín dụng nhân dân. Do vậy, cần xem xét áp dụng mức thu phí phù hợp hơn đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đã có hệ thống phòng ngừa rủi ro là Quỹ bảo toàn của hệ thống qũy tín dụng nhân dân. Điều này sẽ giúp giảm bớt khó khăn tài chính khi qũy tín dụng nhân dân phải vừa nộp phí bảo hiểm tiền gửi, vừa nộp phí quỹ bảo toàn. Với chính sách như vậy sẽ tạo cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có ý thức hơn để tự bảo vệ mình trước những rủi ro có liên quan đến hoạt động.

Năm là, về cảnh báo sớm và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có nhiều thuận lợi trong tiếp nhận thông tin từ cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi để phân tích diễn biến thực tế hoạt động ngân hàng và những nguy cơ tiềm ẩn, từ đó thường xuyên có văn bản khuyến nghị, cảnh báo sớm để các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có biện pháp phòng tránh rủi ro kịp thời. Mặt khác, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng cần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông để nâng cao sự hiểu biết về chính sách bảo hiểm tiền gửi đối với người gửi tiền.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc hoàn thiện môi trường pháp lý và đổi mới về mô hình bảo hiểm tiền gửi sẽ thúc đẩy bảo vệ đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; đồng thời, tạo môi trường tích cực cho sự phát triển bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Nguyễn Đức Dũng - Tổng Thư ký Hiệp hội quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tài chính ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

VietinBank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

VietinBank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

Ngày 18/4/2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025.
Luật hóa để làm tan cục ‘máu đông’ nợ xấu

Luật hóa để làm tan cục ‘máu đông’ nợ xấu

Việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024 được xem là liều thuốc mạnh làm tan cục “máu đông” nợ xấu, khai thông huyết mạnh nền kinh tế.
VPBank ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng tại 2 tuyến phố ẩm thực ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

VPBank ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng tại 2 tuyến phố ẩm thực ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

VPBank ưu đãi 20% cho chủ thẻ tín dụng tại hơn 40 cửa hàng ở phố Trung Hòa (Hà Nội) và Phan Xích Long (TP.HCM) trong chương trình “Con đường ưu đãi”
Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Dòng vốn sẽ không tự nhiên ào ào chảy đến khi Việt Nam tuyên bố thành lập trung tâm tài chính quốc tế. Để các nhà đầu tư rót vốn, rất nhiều việc cần làm.
Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

VPBank đặt mục tiêu tổng tài sản hợp nhất đến cuối năm 2025 tăng 23% lên hơn 1,13 triệu tỷ đồng, trở thành ngân hàng tiếp theo ghi danh vào câu lạc bộ “triệu tỷ

Tin cùng chuyên mục

PVcomBank: Bứt phá chuyển đổi số, thu hút triệu khách hàng mới

PVcomBank: Bứt phá chuyển đổi số, thu hút triệu khách hàng mới

Với chiến lược số hóa toàn diện và bài bản, PVcomBank ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ ngân hàng số Việt Nam, thu hút gần 1 triệu khách hàng mới trong năm 2024.
Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Theo các chuyên gia, khi có trung tâm tài chính, ngân hàng Việt phải đối diện với sự cạnh tranh rất lớn, và có khả năng thua ngay trên sân nhà.
Bồi dưỡng về IFRS và chia sẻ kinh nghiệm của Kiểm toán nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng

Bồi dưỡng về IFRS và chia sẻ kinh nghiệm của Kiểm toán nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng

Kiểm toán Nhà nước, ACCA và Agribank tổ chức khóa bồi dưỡng "Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế toàn diện và chia sẻ kinh nghiệm của KTNN trong ngân hàng”.
15 ngân hàng dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản

15 ngân hàng dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản

Theo Ngân hàng Nhà nước, có 15 ngân hàng tham gia chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; mở rộng khách hàng vay vốn.
Chuyển đổi số ngân hàng: Đối mặt 3 thách thức

Chuyển đổi số ngân hàng: Đối mặt 3 thách thức

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đạt những bước tiến mạnh mẽ, nhưng cũng đối diện thách thức lớn về an ninh mạng, thiếu hụt nhân lực và hoàn thiện khung pháp lý.
Tỷ giá tăng vẫn trong tầm kiểm soát

Tỷ giá tăng vẫn trong tầm kiểm soát

Tỷ giá USD và nhiều ngoại tệ mạnh như: Euro, Yên Nhật tiếp tục tăng so với đồng Việt Nam, tuy nhiên, diễn biến thị trường vẫn đang trong tầm kiểm soát.
BIDV ra mắt chiến dịch 68 năm - Kết nối triệu hành trình

BIDV ra mắt chiến dịch 68 năm - Kết nối triệu hành trình

BIDV chính thức ra mắt bộ đôi thẻ phiên bản đặc biệt và chương trình ưu đãi “68 năm BIDV: Tự hào cùng Việt Nam - Kết nối triệu hành trình”
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24

Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giới thiệu Apple Pay đến với chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24 (chủ thẻ Vietcombank NAPAS) tại Việt Nam.
Thủ tục hành chính ngân hàng: Cắt giảm 30%, số hóa 100%

Thủ tục hành chính ngân hàng: Cắt giảm 30%, số hóa 100%

Ngân hàng Nhà nước mạnh tay cắt giảm 30% thủ tục hành chính, đưa 100% quy trình lên online, mở lối thông suốt cho doanh nghiệp bước vào thời kỳ số hóa.
Hợp tác xã Việt: Khát vốn, thiếu công nghệ, cần niềm tin

Hợp tác xã Việt: Khát vốn, thiếu công nghệ, cần niềm tin

Chuyển đổi số không chờ ai, nhưng nhiều hợp tác xã vẫn loay hoay vì thiếu vốn, yếu công nghệ và chưa đủ niềm tin từ hệ sinh thái hỗ trợ.
TPBank báo lãi hơn 2.100 tỷ đồng trong Quý I/2025

TPBank báo lãi hơn 2.100 tỷ đồng trong Quý I/2025

Kết thúc quý I, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) thu về hơn 2.100 tỷ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025.
Gieo tri thức tài chính - xây tương lai quốc gia

Gieo tri thức tài chính - xây tương lai quốc gia

Muốn xây dựng một quốc gia ngày càng phát triển, phải gieo mầm tri thức tài chính từ sớm - đây không chỉ là khẩu hiệu mà đang được hiện thực hóa...
Gói tín dụng lớn, cửa vay có mở?

Gói tín dụng lớn, cửa vay có mở?

Đà tăng của tín dụng được dự báo sẽ mạnh lên trong quý II/2025 khi các ngân hàng đang tập trung cho vay ra ở nhiều lĩnh vực then chốt.
Techcombank ra mắt đặc quyền riêng cho Hội viên Inspire - Gắn kết cùng bạn bè và gia đình

Techcombank ra mắt đặc quyền riêng cho Hội viên Inspire - Gắn kết cùng bạn bè và gia đình

Techcombank chính thức ra mắt gói đặc quyền mới Techcombank Inspire hấp dẫn với đặc quyền tích điểm Techcombank Rewards lên đến 25% giá trị giao dịch.
VietinBank “tung” giải pháp đột phá, tạo đà cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp

VietinBank “tung” giải pháp đột phá, tạo đà cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp

VietinBank đã xây dựng bộ giải pháp tài chính toàn diện, dành cho cả chủ đầu tư khu công nghiệp/cụm công nghiệp và các nhà đầu tư thứ cấp.
Huy động vốn tăng không kịp mức tăng tín dụng

Huy động vốn tăng không kịp mức tăng tín dụng

Tín dụng tăng trưởng cao hơn tốc độ huy động vốn. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cam kết đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế.
Ngân hàng thắng lớn quý I/2025: Động lực nào dẫn dắt

Ngân hàng thắng lớn quý I/2025: Động lực nào dẫn dắt

Quý I/2025, lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng mạnh nhờ tín dụng bứt phá, biên lãi ròng cải thiện và doanh thu dịch vụ tăng cao.
TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay

TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã CK: TPB) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 18,4% so với thực hiện năm 2024.
Thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8

Thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức công bố quyết định thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8, gồm 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Khai trương MB Cao Bằng, mở ra cơ hội tài chính cho người dân và doanh nghiệp địa phương

Khai trương MB Cao Bằng, mở ra cơ hội tài chính cho người dân và doanh nghiệp địa phương

Ngày 3/4/2025, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tổ chức khai trương Chi nhánh MB Cao Bằng tại số 85 - 87 phố Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng.
Mobile VerionPhiên bản di động