10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Sau 10 năm khoác 'tấm áo' mới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành động lực phát triển kinh tế của Ninh Bình.
Ninh Bình: Tìm giải pháp bảo tồn những ngôi nhà cổ trong Quần thể danh thắng Tràng An Phát huy giá trị Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản Thiên niên kỷ

Niềm tự hào của Việt Nam

Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 12.252ha, gồm 3 khu bảo tồn: Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và Khu rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư, trong đó vùng đệm có diện tích 6.026ha.

Là một vùng đất cổ, có chiều sâu của lịch sử, chiều rộng của không gian, chiều dài của quá trình cư trú của con người, xứng tầm bởi vị trí địa chính trị, địa quân sự và địa văn hóa. Tràng An thế kỷ X là kinh đô của Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền Đại Việt (968-1010) với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý. Tràng An gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư-nơi thống nhất giang sơn và phát tích quá trình định đô Thăng Long-Hà Nội.

Nổi bật bởi vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, cùng với bản sắc văn hóa truyền thống được gìn giữ và lưu truyền qua hàng ngàn năm lịch sử của cư dân địa phương, năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới và trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. Sự vinh danh này chính là niềm vinh dự không chỉ của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình mà còn là niềm tự hào của nhân dân cả nước.

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình
Tràng An, niềm tự hào của nhân dân cả nước. Ảnh: Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An

Việc Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản thế giới đã minh chứng cho quyết tâm chính trị cao; sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng bộ tỉnh; sự tham gia của hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân tỉnh Ninh Bình. Đặc biệt, theo tỉnh Ninh Bình, dù đây là một hành trình dài, nhiều khó khăn, thử thách, nhưng đã khẳng định sự đúng đắn trong nhận thức từ sớm; khẳng định chủ trương bảo tồn các giá trị văn hóa và cảnh quan tự nhiên gắn với phát triển du lịch của địa phương. Đồng thời, đưa Quần thể danh thắng Tràng An có tên trong bản đồ di sản thế giới và đưa Ninh Bình hội nhập vào mạng lưới các đô thị di sản sở hữu danh hiệu UNESCO trên toàn cầu.

Từ vị thế trên, Việt Nam đã có thêm một “Hành trình con đường di sản” độc đáo, đầy ấn tượng với những điểm dừng chân nhiều trải nghiệm hấp dẫn; từ lịch sử, văn hóa, tâm linh, đến sinh thái, nghỉ dưỡng gồm: Quần thể danh thắng Tràng An qua Cố đô Hoa Lư, Khu tâm linh núi chùa Bái Đính (Ninh Bình) - Khu du lịch quốc gia Tam Chúc (Hà Nam) - Chùa Hương và Khu di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) với chiều dài gần 100 km.

Chia sẻ với Báo Công Thương, ông Hà Văn Siêu – Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam nhấn mạnh, Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản thế giới là danh hiệu cao quý, thể hiện giá trị về địa chất, địa đạo về giá trị thiên nhiên của quần thể danh thắng Tràng An. Trở thành di sản thế giới đã mang đến cho Tràng An một “tấm áo” mới đầy danh giá và tầm vóc. Hơn thế, Tràng An như có được một sức hút mới thu hút khách du lịch tham quan, chiêm ngưỡng và tận hưởng những giá trị vô giá của di sản.

Bên cạnh đó, sau 10 năm khoác “tấm áo” mới, theo lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Quần thể danh thắng Tràng An thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư vào sản phẩm du lịch, phục vụ du khách; cũng như đầu tư bảo tồn, hạ tầng kết nối, bổ sung dịch vụ phục vụ khách đến Tràng An… Nhờ đó, Quần thể danh thắng Tràng An cũng như du lịch Ninh Bình đã khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch quốc tế.

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình
Quần thể danh thắng Tràng An trở thành Di sản thế giới là danh hiệu cao quý và tầm vóc. Ảnh: Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An

Ông Nguyễn Văn Tài - CEO VietSense Travel cũng đánh giá, Ninh Bình là tỉnh phát triển du lịch khá ấn tượng hiện nay của Việt Nam. Để có kết quả này, nhờ vào lợi thế sở hữu hệ thống các giá trị văn hoá, di tích nổi bật như như cụm cố đô Hoa Lư, Tam Cốc, Bích Động… Đặc biệt là từ khi Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản thế giới đã mang lại sức hút mãnh liệt đối với du khách. “Điều này cho thấy, Tràng An như một chất xúc tác kích thích, tăng sức hút nhiều hơn cho du lịch Ninh Bình”- ông Tài nói.

Sức hút mãnh liệt đối với du khách

Theo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, tính từ thời điểm lập hồ sơ để cử danh hiệu di sản vào năm 2012, tỉnh Ninh Bình chỉ có trên 1 triệu lượt khách, tuy nhiên đến năm 2019, sau 5 năm được UNESCO ghi danh, tỉnh Ninh Bình đã đón hơn 7,65 triệu lượt khách du lịch, lượng khách giai đoạn 2010-2019 tăng trưởng bình quân đạt hơn 12%/năm. Doanh thu từ du lịch đạt mức tăng trưởng 24,17%/năm; trong đó, năm 2019 đạt 3.671 tỷ đồng, tăng gấp 6,7 lần so với 2010. Trong các năm 2020 - 2022, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng Ninh Bình tiếp tục được nhiều chuyên trang du lịch uy tín (như TripAdvisor, Telegraph, Business Insider...) đánh giá là điểm đến an toàn và hấp dẫn.

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình
Tràng An luôn có một sức hút mạnh liệt đối với du khách. Ảnh: Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An

Đặc biệt, năm 2022, du lịch Ninh Bình đã có sự phục hồi mạnh mẽ, toàn tỉnh đón 3,7 triệu lượt khách, tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước; doanh thu tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2021. Năm 2023, toàn tỉnh đón 6,6 triệu lượt khách (trong đó Quần thể danh thắng Tràng An chiếm khoảng 70% tổng lượt khách đến Ninh Bình), doanh thu gần 6.500 tỷ đồng. Năm 2024, tính đến đầu tháng 11, lượng khách du lịch đến Ninh Bình tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước, vượt 2,4% so với kế hoạch năm. Đáng chú ý, doanh thu ước tăng 40,34% so với cùng kỳ năm trước và đạt 94,22% kế hoạch năm 2024. Nhiều năm liền, Ninh Bình giữ vững vị trí trong nhóm 15 điểm đến hàng đầu, 10 tỉnh thu hút lượng khách cao nhất cả nước. Những kết quả này đã góp phần quan trọng đưa du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang tính điều hướng.

Đánh giá về tốc độ tăng trưởng khách du lịch của Ninh Bình, ông Hà Văn Siêu cho rằng, sau 10 năm, lượng khách du lịch đến với Tràng An cũng như tỉnh Ninh Bình tăng lên mạnh mẽ, gấp hơn 10 lần. Điều này thể hiện rõ, du khách thấy được vẻ đẹp, những nét độc đáo của Tràng An được phát lộ và mang tới những trải nghiệm độc đáo cho du khách, cũng như gia tăng nhu cầu được tìm hiểu sâu, kỹ hơn về di sản đối với du khách.

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình
Sau 10 năm được công nhận, ngành du lịch tỉnh Ninh Bình đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Ảnh: Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An

Là doanh nghiệp gắn bó và khai thác nhiều tour tuyến du lịch Ninh Bình, ông Nguyễn Văn Tài đánh giá, hiện Ninh Bình là một trong số các địa phương phát triển du lịch ấn tượng nhất hiện nay của Việt Nam. Để có kết quả này, là nhờ Ninh Bình có lợi thế về các giá trị văn hoá, di tích, cụm cố đô Hoa Lư; Tam Cốc, Bích Động… Đặc biệt là từ khi Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản đã mang lại sức hút mãnh liệt đối với du khách. Tràng An như một chất xúc tác kích thích, tăng sức hút nhiều hơn cho du lịch Ninh Bình.

Hơn thế, nhìn lại những “trái ngọt” về tăng trưởng lượng khách du lịch đầy ấn tượng của Ninh Bình sau 10 năm Tràng An trở thành Di sản thế giới, theo ông Nguyễn Văn Tài, kết quả này cho thấy hiệu quả của việc tận dụng lợi thế của di sản để phát triển kinh tế du lịch của Ninh Bình. “Ninh Bình trở thành điểm đến của các đoàn làm phim, thông qua thương hiệu du lịch Ninh Bình đã ở đẳng cấp quốc tế, cảnh quan, con người được khách du lịch rất yêu thích trên toàn cầu”- ông Tài nhìn nhận.

Lực đẩy quan trọng đối với chuyển dịch kinh tế

Tiết trời cuối thu dịu mát, nắng vàng như trải mật, chúng tôi trở lại Ninh Bình đúng dịp Tràng An tròn 10 năm trở thành di sản thế giới. Những cung đường đến với di sản Tràng An khang trang, sạch đẹp. Diện mạo mới hiện đại pha lẫn vẻ đẹp cổ kính của vùng đất cố đô trở nên hấp dẫn đến kỳ lạ. Tháng 11, cũng đang là dịp cao điểm đón khách quốc tế, vì thế, nhiều khách sạn, điểm lưu trú cũng như các điểm di tích, trên bến dưới thuyền đều nhộn nhịp du khách.

Nêu bật về thành quả sau 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản thế giới với Báo Công Thương, Phó Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Nguyễn Cao Tấn chỉ rõ, Tràng An đã giúp đóng góp của du lịch trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh Ninh Bình liên tục tăng, bước đầu tạo được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng khối dịch vụ, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Đồng thời còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, tài nguyên và môi trường cũng như nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Nguyễn Cao Tấn đặc biệt nhấn mạnh, Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản thế giới đã tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển ngành du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ nông nghiệp sang dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Hiện nay, theo ông Nguyễn Cao Tấn, cơ cấu kinh tế Ninh Bình đã chuyển dịch nhanh từ nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sang dịch vụ. Đặc biệt, hoạt động nông nghiệp chỉ chiếm số ít trong cơ cấu kinh tế địa phương. “Nhiều hộ gia đình trước đây chỉ sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi nay đã chuyển sang cung cấp các dịch vụ gắn với du lịch với nhiều nghề như chèo thuyền, bán hàng lưu niệm, chụp ảnh, thuyết minh viên, nhân viên làm việc nhà hàng, khách sạn, kinh doanh lưu trú tại gia, bảo vệ…” - ông Tấn nhấn mạnh.

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình
Cơ cấu kinh tế Ninh Bình đã chuyển dịch nhanh từ nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sang dịch vụ. Ảnh: Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An

Phấn khởi trước kết quả đã đạt được trong thời gian qua của ngành công nghiệp không khói, lãnh đạo Sở Du lịch Ninh Bình cho rằng đó là nhờ các chính sách về quản lý, bảo tồn di sản được triển khai nghiêm túc, đồng bộ thực sự đi vào cuộc sống của cộng đồng địa phương. Trong đó, ngay sau khi Tràng An trở thành di sản thế giới, UBND tỉnh Ninh Bình đã kịp thời ban hành các chính sách quản lý, trong đó nổi bật phải kể đến các Nghị quyết chuyên đề về bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch bền vững của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh.

Hệ thống các chính sách ban hành theo ông Nguyễn Cao Tấn là đã xác định toàn diện về tầm nhìn, nguyên tắc, định hướng cơ bản việc quản lý và bảo vệ di sản; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và phát triển du lịch nói riêng. “Đây cũng là cơ sở pháp lý và khoa học để các cơ quan quản lý, các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp và nhân dân thực hiện tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cộng đồng về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản Tràng An gắn với phát triển kinh tế. Đó cũng là động lực quan trọng để thúc đẩy, phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình”- ông Nguyễn Cao Tấn cho hay.

Với bước phát triển du lịch ấn tượng và toả sáng sau 1 thập niên Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản thế giới, từ góc độ cơ quan quản lý du lịch quốc gia, ông Hà Văn Siêu chỉ rõ thêm, Quần thể danh thắng Tràng An đã đóng vai trò quan trọng, góp phần rất lớn vào kinh tế Ninh Bình, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương. “Điều này cho thấy giá trị kinh tế di sản của Tràng An đã được công nhận. Đặc biệt, chính tư duy, nhận thức của người dân trong việc bảo vệ di sản là tài sản vốn quý, trở thành niềm tự hào để chào đón du khách”- ông Hà Văn Siêu nêu.

Những thành tựu đạt được sau 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là di sản thế giới đã tạo nên giá trị cốt lõi cho thương hiệu điểm đến du lịch của Ninh Bình. Đặc biệt, nhờ thực hiện tốt công tác bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển bền vững, 10 năm qua, Ninh Bình đã được nhiều chuyên trang du lịch quốc tế uy tín bình chọn vào Top 10 vùng đất thân thiện nhất thế giới, TOP 10 địa điểm nghỉ dưỡng cho gia đình tốt nhất thế giới, một trong 23 điểm du lịch tuyệt vời nhất năm 2023.

Bài 2: Cộng đồng “hạt nhân” bảo tồn di sản

Quốc Huy - Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Di sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 4: Sứ mệnh mới

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 4: Sứ mệnh mới

Quần thể danh thắng Tràng An thực hiện thêm sứ mệnh mới là 'trái tim' của 'Đô thị di sản thiên niên kỷ', góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của dân tộc.
Lai Châu: Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên”

Lai Châu: Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên”

Tối ngày 22/11, UBND huyện Tam Đường, Lai Châu tổ chức khai mạc Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024…
Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

Chiều 22/11, tại TP. Đà Nẵng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu phối hợp với Sở Du lịch Đà Nẵng tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu.
TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

Trong 11 tháng năm 2024, ngành Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón hơn 39,3 triệu lượt khách quốc tế và trong nước, tổng doanh thu ước đạt gần 174 nghìn tỷ đồng.
Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp du lịch đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh, thành phía Bắc tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch.

Tin cùng chuyên mục

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển

Quần thể danh thắng Tràng An được xem là nguồn lực phát triển du lịch của Ninh Bình, nhưng ngành kinh tế xanh này vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản thế giới đã thực sự là của cộng đồng và cộng đồng là 'hạt nhân' bảo tồn di sản, hưởng lợi từ di sản.
Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Tàu biển Blue Dream Melody trên tuyến Bắc Hải - Hạ Long tiếp tục cập cảng quốc tế Hạ Long, đưa 400 du khách đến với đất mỏ Quảng Ninh.
Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Du lịch âm nhạc đang là xu hướng hấp dẫn ngày càng thu hút đông du khách; đặc biệt tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc, loại hình này đang rất “hot”.
Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Làng rau Trà Quế (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) - Làng du lịch tốt nhất thế giới năm 2024 là điểm đến thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch mỗi ngày.
Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Tiếp cận thị trường, xây dựng các sản phẩm cạnh tranh là yếu tố quan trọng nhằm khôi phục thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam.
Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Phú Quốc ngày càng chứng minh sức hút của “hòn đảo đẹp thứ 2 thế giới, chỉ sau Maldives” khi ngày càng đón nhiều đường bay thẳng quốc tế, trong đó có Singapore.
Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường với chủ đề “Về miền đỗ quyên"...
Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Hai tháng sau bão số 3, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã có sự phục hồi 'thần tốc', sớm hoàn thành mục tiêu đón 3,5 triệu khách quốc tế năm 2024.
Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đang tập trung công tác chỉnh trang đô thị, đảm bảo an toàn giao thông, chào mừng Festival hoa lần thứ X và Tết dương lịch 2025.
Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa thời gian qua có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc cần phải cải thiện.
Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2024 với chủ đề 'Nghiêng say mùa Đông' với nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ diễn ra từ ngày 15/11-7/12/2024.
Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hiện, hàng loạt sự kiện, chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch vào dịp trước, trong và sau Tết năm 2025 đã được tỉnh Ninh Bình hoàn tất.
Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Ngày 10/11, tại Hà Nội, Công ty CP Tập đoàn Hoàng Kim chính thức ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình, đáp ứng nhu cầu du lịch gắn kết và trải nghiệm.
Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Bay dù lượn đang là môn thể thao mạo hiểm được người dân và du khách tham gia trải nghiệm tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, cần phải kiểm soát để tránh rủi ro.
Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Núi lửa Chư Đang Ya (Gia Lai) những ngày này được phủ sắc vàng bởi hoa dã quỳ, khung cảnh đẹp như tranh thu hút du khách đổ về vui chơi, chụp ảnh 'check-in'.
Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Sáng 8/11, tại sân nhà Rông làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh (Gia Lai), Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 đã chính thức khai mạc.
Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững

Ngày 6/11, Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội thảo “Du lịch Bình Thuận: Lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững”.
Làm sao để tour du lịch kiến trúc Đà Lạt không còn dừng lại ở tiềm năng?

Làm sao để tour du lịch kiến trúc Đà Lạt không còn dừng lại ở tiềm năng?

Việc tổ chức tour du lịch kiến trúc Đà Lạt vẫn còn có những hạn chế, lúng túng, chưa khai thác hết tiềm năng vốn có và đâu đó còn lãng phí lớn.
Hơn 14,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng 2024

Hơn 14,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng 2024

Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng 2024, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động