10 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Nhân lên niềm tự hào hàng Việt-Kỳ 5: “Tiếp lửa” cho hàng Việt

Sau 10 năm với nhiều thành tựu, hàng Việt Nam lại đang phải đối diện với những khó khăn mới khi phải cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài với giá rẻ do tác động của các Hiệp định Thương mại tự do. Trong bối cảnh đó, ngày 3/6/2017, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, được coi là bước đệm hoàn hảo cho Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (CVĐ) trong giai đoạn tới.
10 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Nhân lên niềm tự hào hàng Việt-Kỳ 4: Doanh nghiệp đồng hành và tiếp sức 10 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Nhân lên niềm tự hào hàng Việt-Kỳ 3: Không thể thiếu vai trò đặc biệt của truyền thông 10 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Nhân lên niềm tự hào hàng Việt- Kỳ 2: Làn gió mới đưa hàng Việt vào thị trường nội địa 10 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Nhân lên niềm tự hào hàng Việt - Kỳ 1: Rạng rỡ những “biểu tượng” hàng Việt

Còn đó những khó khăn

Sau 10 năm triển khai, CVĐ với sự vào cuộc của lực lượng DN đã đạt được không ít thành quả. Tuy nhiên, TS. Tô Hoài Nam - thành viên Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương CVĐ, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam nêu thực trạng, mặc dù chiếm đa số nhưng hiện nay, sự liên kết của các DN nhỏ và vừa Việt Nam còn yếu. Đặc biệt, có rất ít mối liên kết giữa các DN nhỏ và DN có quy mô lớn hơn. Bên cạnh đó, các tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam chủ yếu được hình thành sau một giai đoạn tích lũy ngắn ngủi, dựa vào vốn tự có và ít được Nhà nước hỗ trợ… Chính vì vậy, vẫn còn thiếu vắng một lực lượng DN đủ mạnh để có thể dẫn dắt các DN Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh hàng hóa nhập khẩu giá rẻ tràn vào Việt Nam, đây là khó khăn rất lớn.

10 nam cuoc van dong nguoi viet nam uu tien dung hang viet nam nhan len niem tu hao hang viet ky 5 tiep lua cho hang viet
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao sức cạnh tranh

“Xây rất khó, phá rất dễ”, câu nói đó được ông Lê Bá Trình - Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nguyên Phó Trưởng BCĐ Trung ương CVĐ nhắc đi nhắc lại khi nói về những tồn tại khó chấp nhận của hàng hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như hàng nhái hàng giả, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Ông dẫn chứng, Tết Trung thu vừa rồi, một vụ việc rất đau lòng được phanh phui là DN đã mua loại bánh 2.000 đồng, trôi nổi của Trung Quốc, dán mác Long Đình để bán.Việc làm ăn chụp giật, trong 1 giai đoạn nhất định có thể giúp DN thu được 1 chút lợi nhuận nhưng khi bị phanh phui sẽ để lại một “vết nhơ” không thể nào xóa được trong tâm trí của người tiêu dùng. “Ta mất 10 năm để xây dựng lòng tin của người tiêu dùng với hàng Việt, nhưng chỉ mất một khoảnh khắc để đánh đổ tất cả những điều đó” – ông Lê Bá Trình lưu ý.

10 năm trước, khó khăn là do DN sản xuất ra hàng hóa nhưng không tiêu thụ được. Điều này đã được hóa giải trong 10 năm qua. Tuy nhiên, hiện nay, khi đã có thị trường, có người tiêu dùng, khó khăn lại đến bởi khi các Hiệp định Thương mại tự do có hiệu lực, các mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế sâu, thị trường trong nước sẽ phải “chia 5 xẻ 7”. Đây là thách thức lớn đối với nền kinh tế quốc gia, cũng là cuộc cạnh tranh rất gay gắt mà nếu DN không chủ động nâng cao sức cạnh tranh sẽ không thể đứng vững.

Phát triển kinh tế tư nhân - “Tiếp lửa” cho hàng Việt

Trong bối cảnh đó, ngày 3/6/2017, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Cụ thể, mục tiêu và giải pháp của Nghị quyết là thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân; Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân; Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; Đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân.

Ông Lê Bá Trình đánh giá, với những giải pháp tập trung hỗ trợ DN, Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển khối DN tư nhân, tạo nguồn hàng ổn định, đóng góp quan trọng cho thực hiện CVĐ giai đoạn tới.

“Đây là chủ trương chính trị của Đảng. Thời gian tới, Quốc hội, Chính phủ phải nhanh chóng hiện thực hóa chủ trương này thành các cơ chế cụ thể để khuyến khích phát triển khối DN tư nhân, khối DN nhỏ và vừa – đối tượng chiếm số đông và giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế giai đoanh tới” – ông Lê Bá Trình cho hay.

Đồng ý kiến, ông Tô Hoài Nam bày tỏ, để nhân rộng những kết quả CVĐ trong giai đoạn tới, các chủ trương chính sách phải tập trung vào việc tiếp tục nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước về phát triển DN, đẩy mạnh cải cách hành chính; đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa theo quy định của Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa mới có hiệu lực. Bên cạnh đó cần tăng cường kết nối DN các vùng miền; thúc đẩy khởi nghiệp, chú trọng khởi nghiệp sáng tạo trong một số ngành có lợi thế và tiềm năng…

10 nam cuoc van dong nguoi viet nam uu tien dung hang viet nam nhan len niem tu hao hang viet ky 5 tiep lua cho hang viet
Cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường

Đặc biệt, vấn nạn hàng nhái hàng giả đang là thách thức đối với các DN và cả nền kinh tế. Do đó, cần tiếp tục tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng như Hải quan, Biên phòng, Công an, Cảnh sát biển và các cơ quan Thanh tra chuyên ngành. Đặc biệt là tập trung chỉ đạo, phối hợp triển khai kịp thời các nhiệm vụ do Ban chỉ đạo 389 Quốc gia giao nhằm bảo đảm sự đồng bộ, tạo được sức mạnh tổng hợp từ Trung ương đến địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội trong việc cung cấp thông tin để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh. Từ đó bảo vệ các DN làm ăn chân chính, phát huy vai trò của DN trong sản xuất và tiêu thụ hàng Việt.

“Nhà nước trong quản lý phải chặt chẽ chuyện này, DN vi phạm thì nhất quyết xử lý công khai để thấy được sự nghiêm minh của luật pháp, từ đó người dân sẽ tin và DN sẽ không dám làm. DN cũng phải từ bỏ tư tưởng làm ăn chụp giật bởi đó là con đường ngắn nhất dẫn đến bờ vực phá sản” – ông Lê Bá Trình khẳng định.

TS. Tô Hoài Nam cũng khẳng định: Song song với sự nỗ lực của tự thân DN, cơ quan Nhà nước phải tiếp tục đi đầu trong việc ưu tiên hàng Việt khi mua sắm công. Người tiêu dùng cũng cần tiếp tục dành ưu tiên cho hàng Việt Nam nếu hàng Việt có chất lượng và giá cả tương đương với hàng nhập ngoại. Nên nhớ, mua một sản phẩm hàng Việt chính là tạo thêm 1 việc làm cho chính chúng ta!

Bộ Công Thương tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp

Trong sự phát triển của doanh nghiệp, không thể thiếu được vai trò của các cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo môi trường đầu tư kinh doanh, sản xuất thuận lợi cho doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước đang đi vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh thế giới và khu vực đang có nhiều thay đổi, chúng ta đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, những cơ hội mới to lớn hiện đang xuất hiện cùng với những thách thức cũng ngày càng gay gắt, khốc liệt khi Việt Nam ký kết và tham gia hàng loạt các hiệp định FTA thế hệ mới.

Hiểu được điều đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: "Tình hình và bối cảnh mới đòi hỏi để Cuộc vận động ngày càng đi vào chiều sâu, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch hàng năm của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, trong đó trọng tâm vào các nhóm nhiệm vụ chủ yếu".

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, phổ biến sâu rộng để người tiêu dùng nhận thức đúng khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, tập trung vào các doanh nghiệp ngành Công Thương, nâng cao vị thế của hàng Việt Nam với chủ đề “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”.

Hai là, tạo nền tảng và môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh để huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý minh bạch; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng 4.0 để nâng cao chất lượng hàng Việt Nam, trong đó thiết lập được các doanh nghiệp phân phối trong nước đủ mạnh, có khả năng chiếm lĩnh thị trường song song với việc phát triển doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các địa phương, nhất là các địa phương còn nhiều dư địa để phát triển thương mại nội địa.

Ba là, triển khai thực hiện các giải pháp để phát triển mạnh thị trường trong nước, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho các sản phẩm Việt Nam, xây dựng thương hiệu Việt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tiếp tục hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước đến năm 2025, tầm nhìn 2035 với những giải pháp đột phá để phát triển thị trường trong nước; tiếp tục thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động, nhằm hỗ trợ cho hàng Việt Nam chiếm lĩnh vững chắc tại các kênh phân phối trong nước và quốc tế.

Bốn là, tăng cường công tác quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, phòng vệ thương mại, củng cố lực lượng quản lý thị trường để ngăn chặn việc sản xuất hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Tại Lễ tôn vinh và trao giải thưởng Sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt tiêu biểu hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” lần thứ II/2018, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ:

Tôi đánh giá cao kết quả kết quả CVĐ đạt được trong thời gian qua, đồng thời ghi nhận nỗ lực rất lớn của cộng đồng DN trong việc thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng công nghệ mới, sử dụng nguyên vật liệu, đầu vào theo hướng thuần Việt, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ… Tôi cũng đánh giá cao những người tiêu dùng “thông thái” đã vượt lên định kiến và sẵn sàng đón nhận, khách quan đánh giá, góp ý nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần lấy lại vị thế vốn có của hàng Việt để tạo nên sự thành công cho CVĐ.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả CVĐ trong thời gian tới, Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ, các Bộ ngành, địa phương cần tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện CVĐ. Rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong mua sắm thường xuyên, đấu thầu dự án sử dụng vốn nhà nước. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN theo tinh thần Chính phủ luôn đồng hành với DN, doanh nhân, nhà đầu tư.

Phát huy kết quả đạt được, cộng đồng DN và đội ngũ doanh nhân Việt Nam cần thể hiện bản lĩnh, ý chí, sức sáng tạo của người Việt, phấn đấu vươn lên hơn nữa, vượt qua khó khăn thách thức, năng động sáng tạo, tăng cường ứng dụng công nghệ mới, phương pháp quản lý hiện đại, đổi mới thiết kế, đa dạng hóa sản phẩm… để hàng Việt Nam không chỉ chinh phục người tiêu dùng Việt Nam mà còn chiếm lĩnh thị trường trong nước và ngày càng thâm nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế, khu vực.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Quý I/2024, Trung Quốc nhập khẩu 253,13 nghìn tấn thịt heo, với trị giá 497,06 triệu USD, giảm 52,1% về lượng và giảm 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Thói quen mua bán hàng trên mạng đã làm thay đổi bức tranh sôi động, nhộn nhịp thường thấy trước kia ở các khu chợ truyền thống.
Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê tại thị trường trong nước tiếp tục giảm. Giá Robusta lao dốc 14,7% đứt chuỗi 9 tuần liên tiếp. Giá Arabica giảm 10,38%, về mức thấp nhất 1 tháng.
Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Phiên livestream của chủ kênh Quyền Leo Daily với tổng doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng chỉ 17 giờ tạo ra kỷ lục mới cho ngành thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm -thủy sản tăng 71,5%... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 29/4-5/5.
Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Thị trường khởi sắc cùng sự linh hoạt trong thời điểm quyết định mua bán nguyên liệu bông giúp doanh nghiệp ngành sợi giảm lỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Giá cà phê xuất khẩu kéo dài đà giảm mạnh trong tuần này và đạt mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá cà phê trong nước rơi tự do trong nhiều phiên liên tiếp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Dù hiện nay các thị trường đều co lại do người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu song thủy sản là hàng thực phẩm thiết yếu nên vẫn còn có cơ hội tăng trưởng.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.
Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam có nhiều nông sản tươi như thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay sản phẩm thủy sản rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…
Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Đế chế ngành thực phẩm chức năng hàng đầu Bắc Âu – Pharmatech đã chính thức có mặt tại Việt Nam, được phân phối bởi Công ty CP Dược phẩm Norway Pharmatech As.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã rà soát, kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân theo chuyên đề thương mại điện tử, xử lý 921 tổ chức, cá nhân; tăng thu 104 tỷ đồng.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6/2024, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động