Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Mở rộng thị trường, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến Nhu cầu tiêu thụ lớn, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt 1,804 tỉ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ. Trong đó, sầu riêng, thanh long tiếp tục là 2 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.

Hiện nay, nhu cầu mua trái cây Việt Nam tại các thị trường truyền thống vẫn tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, tình trạng hạn mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang gay gắt đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất rau quả. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn về nguồn cung.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T cho biết, mặc dù 4 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả rất khả quan, nhưng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó do giá cước vận tải tăng phi mã.

“Dừa sốt hơn vàng”, doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến gay gắt”
Sơ chế thanh long xuất khẩu. Ảnh: Hà Linh

Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng khiến việc bảo quản trái cây cũng khó khăn hơn. Để đáp ứng chất lượng sản phẩm doanh nghiệp phải thay đổi cách vận hành. Tính riêng chi phí vận hành đã tăng 20%-30%. Điều này khiến rau quả bị đội giá lên cao.

Đáng lo nhất là tình trạng nắng nóng, ngập mặn nghiêm trọng tại các tỉnh như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang… đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cung xuất khẩu.

Theo ông Tùng, nhiều mặt hàng như dừa tươi, bưởi nguồn cung đang sụt giảm mạnh. Tại Bến Tre, bưởi gần như không có nhiều để xuất khẩu. Nếu trước đây doanh nghiệp chỉ thu mua bưởi từ 1kg trở lên thì hiện nay phải thu mua từ 0,6kg trở lên.

“Nếu trước đây doanh nghiệp chỉ cần ngồi một chỗ, thương lái sẽ mang hàng đến chào, thì hiện nay doanh nghiệp phải tăng cường nguồn lực vào tận vườn thu mua. Đáng chú ý, nguồn hàng khan hiếm khiến các đơn vị phải giảm tiêu chuẩn chọn lựa để có hàng hóa cung ứng cho thị trường”, ông Tùng cho biết.

Hay như mặt hàng dừa, hiện giá dừa mua tại vườn của Bến Tre hiện lên đến 130.000 đồng/10 trái dừa, hàng xuất khẩu hơn 200.000 đồng, trong khi trước đây có những thời điểm chỉ 40.000-50.000 đồng/10 trái, tức đã tăng gấp 3-4 lần.

“Các doanh nghiệp xuất khẩu đang bước vào cuộc chiến gay gắt do khan hiếm nguồn hàng vì nắng nóng. Các loại nông sản đều đang tăng giá đột biến. Chẳng hạn như dừa, mặt hàng này còn sốt hơn vàng, buổi sáng chốt giá, buổi chiều giá đã tăng lên 20-30%”, ông Nguyễn Đình Tùng, CEO Vina T&T Group nói.

Nguồn cung suy giảm, trong khi hợp đồng với khách hàng đã ký, do đó, để có được nguồn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp phải tăng giá thu mua. Đồng thời đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ để người nông dân bán hàng cho công ty. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải cam kết mùa thấp điểm vẫn bao tiêu, đảm bảo đầu ra ổn định quanh năm.

Với các hợp đồng đã ký, doanh nghiệp chấp nhận mua hàng giá cao để giao cho khách hàng. Và doanh nghiệp đang phải từ chối nhiều đơn hàng mới vì không có đủ nguồn hàng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội thanh long tỉnh Long An cho biết, do nắng nóng nên sản lượng, khối lượng trái thanh long giảm nhiều, dẫn đến nguồn cung khan hiếm.

Theo ông Trịnh, nếu trước đây vụ tháng 5 đến tháng 8, thanh long tại Long An có thể thu hoạch khoảng 100.000 tấn thì hiện sản sản lượng chỉ còn khoảng 50%.

Lý giải nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này, ông Trịnh cho rằng ngoài nguyên nhân thời tiết khắc nghiệt, trước đó do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 người trồng thanh long khó khăn về đầu ra nên đã chuyển sang các loại cây trồng khác.

Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhìn nhận, hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long khiến chất lượng sản phẩm không đạt, ảnh hưởng đến nguồn cung xuất khẩu rất lớn. Đặc biệt là các mặt hàng thế mạnh như sầu riêng, thanh long. Đây là những loại cây trồng cần nhiều nước, tuy nhiên ở các vùng Bình Thuận, Long An đều hạn hán khiến cây không ra trái hoặc ra nhưng trái không đạt.

Điển hình như tại Bình Thuận, hiện toàn tỉnh hiện có 26.500ha thanh long, giảm gần 1.150ha so cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh đó, từ tháng 3/2024 nhiều hộ tiếp tục chong đèn trái vụ nhưng thời tiết nắng nóng gay gắt, gió mạnh nên khả năng ra hoa không đạt, dẫn đến năng suất thu hoạch thấp.

“Tình trạng suy giảm nguồn cung không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà các nước bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu như Thái Lan, Philippines nguồn cung trái cây cũng suy giảm”, ông Nguyên chia sẻ và cho biết thêm rằng mục tiêu xuất khẩu rau quả 6 tỷ vẫn khả quan. Bởi từ nay đến cuối năm 2024 vẫn còn một vụ thanh long, trong khi mặt hàng sầu riêng tại khu vực miền Đông Nam bộ như Đồng Nai, khu vực Tây Nguyên sản lượng vẫn ổn định.

Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu rau quả

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia đạt 9,13 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ nhờ các hiệp định thương mại tự do thúc đẩy tăng trưởng.
Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Cùng với việc chuẩn bị điều kiện hạ tầng, nhân lực cho việc kiểm dịch thực vật, công tác chuẩn bị thị trường cho trái vải cũng đã sẵn sàng.
Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tháng 4/2025 của Việt Nam tiếp tục tăng và tiệm cận mức kỷ lục năm 2021 liệu có đáng lo ngại?
Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Muốn nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm bắt buộc phải đổi mới tư duy và cách làm, phải lấy khoa học công nghệ, chuyển đổi số làm nền tảng
Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhằm bảo vệ hàng hoá xuất khẩu tại thị trường Ấn Độ, việc tăng cường cảnh báo sớm, ứng phó từ xa cần được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều sàn thương mại điện tử lớn đã triển khai hàng loạt chiến dịch, giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số trong mùa hè 2025.
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD. Kết quả này có công từ công tác chọn tạo giống.
Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Ngày 10/5 tới đây, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, Vinachem sẽ ra mắt Sàn thương mại điện tử Vinachemmart và bộ sản phẩm hàng tiêu dùng Vinachem.
Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Giữ vững vị thế sầu riêng Việt cần nền tảng pháp lý vững chắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một hệ thống quản lý chủ động, minh bạch.
Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Australia vừa hoàn tất đánh giá rủi ro cho quả bưởi Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm bưởi vào thị trường này.
Lý do tổ yến

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Hiện có hơn 4 tấn tổ yến tinh chế và hàng triệu sản phẩm tổ yến được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, giá trị hơn 4 triệu USD, khiêm tốn so với tiềm năng.
Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Xu hướng khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu Việt Nam đang gia tăng, vì thế cảnh báo sớm đang được đẩy mạnh.
Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Xây dựng thành công thương hiệu là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài.
Giải

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Dù thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam, nhưng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này lại đang thiếu trầm trọng.
VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Gần 500 thương hiệu quốc tế tham dự VPPE 2025 tại Bình Dương, giới thiệu công nghệ xanh, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy phát triển ngành giấy và bao bì Việt Nam.
Hà Giang: Dòng chảy số gỡ

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh khẳng định: “Dòng chảy số” sẽ là động lực nâng giá trị nông sản, giúp người dân vượt “điểm nghẽn”.
Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Hồ sơ xây dựng Luật Thương mại điện tử của Bộ Công Thương được Bộ Tư pháp cùng đại diện nhiều bộ, ngành, cơ quan đánh giá cao.
Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại với nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả đã và đang giúp doanh nghiệp mở rộng, đa dạng thị trường góp phần ổn định xuất khẩu.
Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

4 tháng năm 2024, giá cà phê xuất khẩu tăng 67,5% kéo xuất khẩu cà phê tăng 51,1%. Cà phê Robusta Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng.
Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc 2025 quy tụ 180 gian hàng, kết nối sản phẩm vùng miền với thị trường và thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Bốn tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động thích ứng với biến động của thị trường.
Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần phải có những thay đổi gì để tiếp tục phát triển và tránh 'lép vế' so với thương mại điện tử xuyên biên giới?
Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.
Mobile VerionPhiên bản di động