Thứ sáu 09/05/2025 18:57

Yêu cầu bổ sung hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng chống bán phá giá thép cán nóng

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã có yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với thép cán nóng (HRC).

Trước đó, ngày 19 tháng 3 năm 2024, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương nhận được hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Trung Quốc và Ấn Độ của các doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

Cục Phòng vệ thương mại cho biết, sau khi xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, căn cứ quy định tại Điều 28 và Điều 30 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 1 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, Cục Phòng vệ thương mại đã có thông báo đề nghị các doanh nghiệp nộp hồ sơ tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hồ sơ để làm rõ các nội dung, thông tin có liên quan đến cáo buộc về hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu, thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã nhận được ý kiến của một số doanh nghiệp khác có liên quan bày tỏ sự quan tâm về khả năng khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Quy trình tiếp theo liên quan đến vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại thông tin cụ thể: Sau khi các doanh nghiệp sản xuất trong nước nộp bổ sung thông tin, hồ sơ theo yêu cầu, Cục Phòng vệ thương mại sẽ xem xét hồ sơ căn cứ trên các quy định của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp hoàn thiện và nộp tới Cục Phòng vệ thương mại.

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 10/2018/NĐ-CP, Cục Phòng vệ thương mại sẽ có 45 ngày để thẩm định chi tiết nội dung hồ sơ về các cáo buộc liên quan đến hành vi bán phá giá, thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả để làm cơ sở quyết định điều tra hoặc không điều tra vụ việc.

Cục Phòng vệ thương mại nêu rõ, trong quá trình thẩm định, Cục sẽ xem xét, đánh giá kỹ lưỡng và khách quan các thông tin theo đúng quy định của pháp luật.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương