Thứ tư 30/04/2025 01:08

Xuất khẩu trong quý I/2017 của Cà Mau giảm nhẹ

Do nhu cầu thị trường sụt giảm, nhiều rào cản thương mại được các nước liên tục đưa ra nên trong quý I/2017 giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Cà Mau đã giảm nhẹ so với cùng kỳ.
Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Cà Mau nhưng trong quý I lại liên tục gặp khó khăn tại các thị trường

Thống kê của ngành Công Thương tỉnh Cà Mau cho thấy, trong tháng 3/2017, xuất khẩu toàn tỉnh đạt 62,64 triệu USD, lũy kế 3 tháng đầu năm chỉ đạt 172,34 triệu USD, giảm 7,23% so với cùng kỳ. Trong đó, mặt hàng thủy sản là trụ cột xuất khẩu, đạt 167,12 triệu USD, giảm 9,26% so với cùng kỳ.

Phân tích nguyên nhân giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản sụt giảm, Sở Công Thương Cà Mau cho biết, vào đầu tháng 1/2017 Chính phủ Úc ban hành lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ các nước châu Á đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng.

Cụ thể, do lệnh cấm này nên hàng hóa của các doanh nghiệp dù được ký hợp đồng trước đó đã bị trả lại (dù hàng đã đến cảng của nước Úc), gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp. Sự bất lợi này khiến việc xuất khẩu tôm sang thị trường Úc trong quý I/2017 sụt giảm hơn 45% so với cùng kỳ năm 2016.

Ngoài khó khăn tại thị trường Úc, trong quý I/2017, nhiều lô hàng thủy sản của doanh nghiệp Cà Mau xuất đi các thị trường khác cũng bị đối tác trả về do chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường nhập khẩu.

Chính những nguyên nhân này đã ảnh hưởng trực tiếp tới kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Cà Mau trong những tháng vừa qua, kéo theo kim ngạch xuất khẩu chung toàn tỉnh sụt giảm.

Để khắc phục tình trạng khó khăn trên, Sở Công Thương Cà Mau cho biết, trong quý II sẽ tích cực hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên ngoài sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, phía doanh nghiệp cũng cần phải tăng cường liên hệ tìm kiếm mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác.

Riêng với những lô hàng xuất khẩu bị trả về làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành, Sở Công Thương Cà Mau khuyến cáo các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa việc kiểm soát dư lượng kháng sinh, chất bảo quản và tạp chất của nguồn nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất… trước khi xuất khẩu.

Minh Long

Tin cùng chuyên mục

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5