Thứ ba 24/12/2024 00:14

Xuất khẩu tôm năm 2022 dự kiến mang về 4,2 tỷ USD

Dự báo xuất khẩu tôm 6 tháng cuối năm sẽ không khởi sắc như đầu năm nhưng dự kiến cả năm 2022 kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này vẫn đạt khoảng 4,2 tỷ USD.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6 là tháng đầu tiên trong năm nay xuất khẩu tôm ghi nhận tăng trưởng âm, sau khi liên tục tăng trưởng dương 2 con số trong 5 tháng trước đó. Tháng 6, giá trị xuất khẩu tôm giảm nhẹ 1%, đạt gần 416 triệu USD. Lũy kế 6 tháng, xuất khẩu tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu tôm năm 2022 dự kiến mang về 4,2 tỷ USD

Nguồn cung tôm nguyên liệu trong nước hạn chế, nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường Hoa Kỳ, EU chững được coi là một trong những nguyên nhân khiến kết quả xuất khẩu tôm trong tháng 6 không được như mong đợi. Kim ngạch xuất khẩu tôm tăng mạnh bất thường trong những tháng đầu năm nay còn được cho là do chi phí cước tàu tăng, góp phần làm tăng giá bán; hậu quả Covid-19 cuối năm 2021 khiến không ít doanh nghiệp tôm giảm chế biến và đẩy mạnh trả nợ đơn hàng vào đầu năm nay và lạm phát tăng cũng phần nào tác động làm tăng giá tiêu thụ tôm.

Trong Top 4 thị trường chính của tôm Việt Nam, xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm, xuất khẩu sang Trung Quốc không tăng trưởng mạnh như tháng trước đó trong khi xuất khẩu sang Nhật và EU vẫn ổn định.

Cụ thể, xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ ghi nhận tăng trưởng tốt từ đầu năm tới tháng 4, tháng 5 xuất khẩu bắt đầu chững và giảm tương đối mạnh trong tháng 6. Tháng 6, xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ đạt trên 93 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt gần 483 triệu USD, tăng 10%.

Lạm phát tăng cao ảnh hưởng tới hành vi chi tiêu của người dân, họ sẽ chi tiêu tiết kiệm hơn. Tôm cũng được coi là loại protein cao cấp nên nhu cầu tiêu thụ của người dân có phần chững. Nhu cầu thị trường Hoa Kỳ được dự báo tăng nhẹ sau tháng 9 để phục vụ cho nhu cầu của Lễ hội cuối năm.

Đối với thị trường Nhật Bản, nhu cầu nhập khẩu của thị trường này khá ổn định trong nửa đầu năm nay. Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản tăng trưởng dương liên tục dao động từ 6%-23%. Lũy kế 6 tháng, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt gần 333 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản dự kiến vẫn duy trì ổn định từ nay đến cuối năm. Chi phí cước tàu tới Nhật Bản không cao như tới Hoa Kỳ, EU; mức lạm phát tại Nhật Bản cũng thấp hơn so với mức lạm phát đang tăng cao tại Hoa Kỳ, EU. Đây được coi là những yếu tố hỗ trợ cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản.

Tương tự thị trường Nhật Bản, xuất khẩu tôm sang thị trường EU khá ổn định trong 6 tháng đầu năm nay. Xuất khẩu tôm sang thị trường này trong tháng 6 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, tăng 37% đạt trên 74 triệu USD. Lũy kế 6 tháng, xuất khẩu sang thị trường này đạt 378 triệu USD, tăng 48% so với cùng kỳ.

Nhu cầu tại EU hồi phục sau Covid, lạm phát thực phẩm cao, nên bất chấp những khó khăn như cước vận tải biển tăng vọt, chi phí container cao, các doanh nghiệp Việt tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường này. Trong bối cảnh lạm phát giá, hiệp định thương mại tự do EVFTA càng là yếu tố thuận lợi trợ lực cho xuất khẩu tôm sang EU.

Đối với thị trường Trung Quốc, sau khi tăng mạnh 3 con số 125%-140% từ tháng 3 đến tháng 5, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong tháng 6 tăng 32% đạt gần 58 triệu USD. Nửa đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt gần 333 triệu USD, tăng 84%. Thị trường này được đánh giá có nhu cầu tiêu thụ tốt từ nay đến cuối năm.

Gần đây, Trung Quốc đã mở cửa trở lại, nhiều quy định phòng dịch Covid-19 được nới lỏng. Trung Quốc mới đây đã xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm virus Sars-COV-2 sau gần 2 năm thực thi. Đây cũng là tin tích cực đối với các nguồn cung cấp tôm cho Trung Quốc trong đó có Việt Nam.

VASEP cũng dự báo, tình hình xuất khẩu tôm 6 tháng cuối năm sẽ không khởi sắc như đầu năm. Doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với khó khăn về nguồn nguyên liệu và những thách thức còn tồn tại từ nửa đầu năm. Tuy nhiên, thành quả của 6 tháng đầu năm được coi như là nền tảng để ngành tăng tốc, cộng với sự linh hoạt của người nuôi tôm, sách lược thị trường phù hợp của doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu tôm của nước ta trong năm nay dự kiến vẫn tăng trưởng ít nhất 10%, đạt khoảng 4,2 tỷ USD.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công