Thứ ba 26/11/2024 14:31

Xuất khẩu thí điểm chanh leo chính ngạch sang Trung Quốc

Cùng với các loại quả thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, từ ngày 1/7, quả chanh leo Việt Nam chính thức được xuất khẩu thí điểm vào thị trường Trung Quốc.

Sau gần 6 năm đàm phán, phía Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu thí điểm quả chanh leo Việt Nam từ 1/7/2022. Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) – cho hay, trước mắt, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ cho phép nhập khẩu quả chanh leo tươi của Việt Nam qua 7 cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc): Hữu Nghị quan; Pò Chài; Ga Đường sắt Bằng Tường; Bằng Tường, Đông Hưng, Long Bang và Thủy Khẩu.

Trung Quốc cho phép nhập khẩu quả chanh leo tươi của Việt Nam qua 7 cửa khẩu

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị các vùng trồng và cơ sở đóng gói chanh leo phải được đăng ký và phê duyệt bởi Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Cục Bảo vệ thực vật. Căn cứ vào kết quả xuất khẩu thí điểm, hai bên sẽ tiến hành đánh giá tình hình xuất nhập quả chanh leo tươi của Việt Nam để làm cơ sở tiến tới ký kết Nghị định thư chính thức về kiểm dịch thực vật đối với quả chanh leo Việt Nam.

Hiện, tại Việt Nam có 46 địa phương trồng và sản xuất cây chanh leo với hơn 6.000ha, sản lượng đạt hơn 111.000 tấn/năm, năng suất bình quân đạt 22,67 tấn/ha. Dự kiến, giai đoạn năm 2025 - 2030, cả nước ổn định diện tích chanh leo từ 12.000 - 15.000ha, sản lượng quả tươi đạt 300.000 - 400.000 tấn/năm. Tất cả vùng trồng muốn xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải thực hiện theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)… Phía Trung Quốc cũng đặt ra những yêu cầu về quản lý cơ sở đóng gói, bao bì quy cách đóng gói rất nghiêm ngặt...

Ông Nguyễn Thiện Chân - Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Phát triển nông nghiệp tỉnh Đăk Nông - chia sẻ, với diện tích 1.300 ha trồng chanh leo và sản lượng khoảng 27.0000 tấn/năm, mặc dù không vướng mắc trong tiêu thụ, nhưng để cây chanh leo phát triển bền vững cần nhiều yếu tố. Cụ thể, mặc dù đã hình thành các vùng trồng tập trung và xây dựng mã số vùng trồng, tuy nhiên, qua rà soát kiểm soát thì hiện còn rất ít, mới có 2/28 mã đang hoạt động, mã vùng sơ chế đóng gói cũng chỉ có 2/4 mã đang hoạt động. “Hiện, Chi cục đang hoàn thiện 6 bộ hồ sơ cho các loại cây trồng, trong đó có quả chanh leo, đề nghị Cục sớm cấp mã số vùng trồng cho địa phương” - ông Nguyễn Thiện Chân cho biết. Đồng thời, đề nghị Cục sớm có bộ hồ sơ hoàn chỉnh để tập huấn cho cán bộ chuyên môn địa phương, để từ đó hướng dẫn cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường...

Tương tự, ông Dương Gia Định - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt tỉnh Sơn La -chia sẻ, việc chanh leo vào được thị trường Trung Quốc là tín hiệu đáng mừng nhưng để giữ và phát triển được thị trường chắc chắn sẽ khó hơn rất nhiều. Theo đó, chanh leo cần có mã số vùng trồng, tuy nhiên, người sản xuất, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, do nhận thức còn hạn chế nên việc trồng trọt, chăm sóc theo tiêu chuẩn GAP còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các cơ sở đóng gói trên địa bàn nhưng không nhiều đơn vị đạt yêu cầu.

Trước những kiến nghị từ các địa phương, Cục Bảo vệ thực vật khẳng định, đơn vị sẽ thực hiện một loạt các hoạt động để hỗ trợ xuất khẩu chanh leo sang Trung Quốc như rà soát lại các vùng trồng, cơ sở đóng gói mà trước đây đã chuẩn bị, trên cơ sở hướng dẫn của phía Trung Quốc. Sau đó, hai bên sẽ thống nhất lại danh sách mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia