Thứ ba 26/11/2024 06:09

Xuất khẩu rau quả Việt và nỗi lo "gót chân A-sin"

Xuất khẩu rau quả hiện đạt mức cao kỷ lục về kim ngạch nhưng vẫn còn những mối lo khi đâu đó câu chuyện vi phạm quy định tại thị trường xuất khẩu vẫn diễn ra.

Công ty Japan Apple LLC (có văn phòng tại Tokyo, Nhật Bản) vừa thiệt hại hàng trăm triệu đồng liên quan đến 2 lô hàng sầu riêng, ớt nhập khẩu từ Việt Nam bị cơ quan kiểm dịch Nhật Bản lấy mẫu phân tích và phát hiện tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật.

Xuất khẩu rau quả đang là điểm sáng

Cụ thể, lô hàng sầu riêng khoảng 1,4 tấn được nhập khẩu qua một doanh nghiệp lớn tại Việt Nam từ ngày 5/10 có giá 132.000 đồng/kg. Khi hàng đến Nhật Bản, cơ quan kiểm dịch nước này đã lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện tồn dư hoạt chất procymidone với hàm lượng 0,03 ppm, trong khi tiêu chuẩn cho phép của Nhật Bản là 0,01 ppm. Đây là hoạt chất có trong thuốc trừ sâu có tác dụng diệt nấm mốc.

Còn với lô hàng hơn 4 tấn ớt, cơ quan kiểm dịch Nhật Bản lấy mẫu xét nghiệm với 4 hoạt chất thì có 2 hoạt chất tồn dư vượt ngưỡng cho phép gồm tricyclazole 0,2 ppm và hexaconazole 0,03 ppm, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 0,01 ppm.

Theo bà Lê Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty Japan Apple LLC, cả 2 lô hàng đều bị cơ quan kiểm dịch Nhật Bản yêu cầu tiêu hủy. Riêng lô sầu riêng, doanh nghiệp thiệt hại hơn 200 triệu đồng. Còn với lô hàng ớt nếu không nhập khẩu bù thì khả năng cao sẽ còn bị phạt theo hợp đồng.

Trước đó, trong tháng 9, Công ty Japan Apple LLC nhập phải 1 lô hàng sầu riêng cắt non. Sau nhiều ngày giao hàng đến đối tác, sầu riêng không thể chín bình thường mà chín ép, có mùi chua, buộc doanh nghiệp phải thu hồi, chịu lỗ nặng.

Bà Lê Thị Kiều Oanh cho biết, cơ quan kiểm dịch Nhật Bản đang áp dụng quy định kiểm dịch tất cả sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam, khiến các doanh nghiệp tốn kém nhiều chi phí, thời gian hàng lưu kho kéo dài ảnh hưởng đến khâu phân phối, tiêu thụ.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng đi xong là gần như chối bỏ trách nhiệm. Trong một số vụ việc, doanh nghiệp yêu cầu phía đối tác chia sẻ trách nhiệm thì họ trừ bớt tiền hàng nhưng sau đó lại tìm cách nâng giá bán.

Số liệu cập nhật mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông cho thấy, xuất khẩu rau quả đã đạt kim ngạch hơn 5,3 tỷ USD trong 11 tháng 2023. Đây là con số cao kỷ lục từ trước đến nay, tuy nhiên phía sau con số đáng khích lệ này vẫn còn không ít mối lo về lỗ hổng chuỗi liên kết trong ngành hàng rau quả rất cần sớm khắc phục.

Câu chuyện ngành hàng sầu riêng là một ví dụ. Mặc dù, mặt hàng này đóng góp 2 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả 11 tháng qua, tuy nhiên, đang diễn ra nghịch lý là được giá cao nhưng có nhiều doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu lại lỗ nặng.

Theo ông Đặng Phú Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - yếu điểm “gót chân A-sin” của mặt hàng sầu riêng là mối liên kết giữa nhà vườn với doanh nghiệp rất lỏng lẻo. Vì lợi nhuận mà sẵn sàng phá bỏ hợp đồng, điều này gây thiệt hại cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần thấy rõ một thực tế là không phải nông hộ nào cũng quen với việc sản xuất theo hợp đồng, quen tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng hóa. Khi các chủ thể chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưa thấy được lợi ích lâu dài khi sản xuất, tiêu thụ ổn định thì việc phá vỡ chuỗi liên kết là khó tránh khỏi.

Đó là chưa kể do tập quán làm ăn mang tính tự phát của nông dân vẫn còn tồn tại, nên việc sản xuất manh mún, sản phẩm rau quả trên thị trường thiếu đồng nhất, chất lượng không cao.

Từ yếu điểm cố hữu về tính liên kết lỏng lẻo đang đòi hỏi ngành rau quả Việt cần phải sớm vá lỗ hổng này và tránh đứt gãy những chuỗi liên kết hiện có. Một khi xoá bỏ được yếu điểm này thì mới mong rau quả của Việt Nam tiến xa trên thị trường toàn cầu.

Với thị trường Nhật Bản, ông Tạ Đức Minh - Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản - cho hay, Nhật Bản là thị trường có tiêu chuẩn rất cao đối với các loại hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là trái cây. Khi đã thâm nhập được vào thị trường này thì xuất khẩu sẽ ổn định và lâu dài, nhưng các doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm, giá bán và sản lượng cung ứng.

Ông Tạ Đức Minh cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi kinh doanh với Nhật Bản không nên dừng ở việc mua đứt, bán đoạn mà nên tiếp tục theo dõi, kiểm soát xem sản phẩm của mình được thị trường đón nhận như thế nào, khách hàng phản hồi ra sao, nhằm tránh những rủi ro không đáng có.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu rau quả

Tin cùng chuyên mục

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo