Đi bộ sang đường sai luật: Thói quen nhỏ, hiểm họa lớn

Không còn là hành vi nhỏ lẻ, đi bộ sai luật đang tạo nên thói quen xấu, tiềm ẩn nguy cơ cao cho cả người vi phạm và người tham gia giao thông khác.
'Ngược đời' phố đi bộ ở Hà Nội vắng như chùa Bà Đanh Khởi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn 1.000 tỷ đồng Nguyên nhân 'phố đi bộ kiểu Anh' giữa lòng Hà Nội chết yểu

Trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội, hình ảnh người đi bộ băng ngang đường không đúng vạch, luồn lách qua dòng xe đang di chuyển không còn xa lạ. Nhiều người tỏ ra thản nhiên, thậm chí phớt lờ tín hiệu đèn giao thông, với tâm lý "mình chỉ là người đi bộ, chẳng gây nguy hiểm cho ai". Sự chủ quan này đang giẫm lên kỷ cương giao thông đô thị.

Một bộ phận không nhỏ người dân cho rằng hành vi đi bộ sai luật là "vi phạm nhỏ", không đáng để bị xử phạt. Thế nhưng chính cái "nhỏ" ấy khi được nhân lên hàng nghìn lượt mỗi ngày lại là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới hàng loạt vụ tai nạn giao thông thương tâm. Thậm chí, người điều khiển phương tiện khi né tránh người đi bộ băng ngang sai luật còn có thể gây ra va chạm liên hoàn. Tai nạn từ hành vi tưởng chừng vô hại này không còn là chuyện hiếm.

Chế tài mạnh tay

Theo quy định mới tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi đi bộ sai quy định như băng qua đường không đúng nơi cho phép, không tuân thủ tín hiệu đèn... sẽ bị xử phạt từ 150.000 - 250.000 đồng, thay vì mức 60.000 - 100.000 đồng như trước đây. Đây không chỉ là một sự điều chỉnh về chế tài, mà còn là thông điệp rõ ràng khi vi phạm nào cũng có hệ lụy, bất kể bạn đang điều khiển ô tô, xe máy hay chỉ đi bộ.

đi bộ sang đường
Văn hóa đi bộ nơi công cộng cần thay đổi từ gốc, bắt đầu từ việc tuân thủ luật giao thông đơn giản nhất. Ảnh minh họa

Gần đây, lực lượng cảnh sát giao thông Hà Nội đã ra quân xử lý mạnh tay các vi phạm đi bộ từ đầu tháng 4, đặc biệt tại những "điểm nóng" giao thông. Nhiều người vi phạm bị lập biên bản, xử phạt tại chỗ. Song song với đó, cảnh sát giao thông cũng tích cực tuyên truyền, nhắc nhở người dân, nhất là người cao tuổi và học sinh về quy định khi sang đường.

Khoảng trống trong ý thức

Việt Nam có hàng triệu người đi bộ sang đường mỗi ngày. Tuy nhiên, văn hóa đi bộ hiểu theo nghĩa đi đúng vạch, đúng luật, tôn trọng tín hiệu và dòng phương tiện vẫn là một khoảng trống lớn trong ý thức giao thông đô thị. Ở các nước phát triển, người đi bộ sai luật không chỉ bị phạt mà còn bị coi là phá vỡ tính trật tự nơi công cộng. Ở nước ta, thái độ xã hội với hành vi này còn khá dễ dãi, tạo ra sự buông lỏng lâu dài trong nhận thức.

Nhiều người vẫn viện cớ "chỗ sang đường quá xa", "cầu vượt bất tiện" hoặc đơn giản là "nhanh hơn" khi băng ngang giữa dòng xe. Nhưng cũng chính sự "tiện tay, nhanh chân" này đã nhiều lần khiến người đi bộ trở thành nạn nhân thương tâm hoặc vô tình đẩy người khác vào nguy hiểm. Chúng ta cần nhìn nhận, một xã hội văn minh không chỉ được đo bằng tốc độ phát triển, mà còn bằng cách từng công dân tuân thủ những quy tắc nhỏ nhất.

Luật là cho tất cả mọi người

An toàn giao thông không dành riêng cho bất kỳ ai, mà thuộc về tất cả. Để đảm bảo sự an toàn đó, mọi chủ thể tham gia giao thông dù là tài xế xe ô tô hay người đi bộ đều phải hành xử theo khuôn khổ pháp luật. Không có “đặc quyền” nào cho hành vi băng ngang đường sai luật, dù xuất phát từ lý do vội vàng, thói quen hay tâm lý “mình chẳng gây hại ai”.

Lực lượng chức năng không thể mãi đứng ở mọi góc phố để nhắc từng người dân phải đi đúng luật. Trách nhiệm thuộc về mỗi cá nhân, bởi vì mỗi bước chân đúng luật là một dấu mốc nhỏ góp phần xây dựng văn hóa giao thông văn minh, trật tự.

Từ xử phạt đến thức tỉnh

Sự điều chỉnh mức phạt không đơn thuần là tăng tiền, mà là một lời cảnh báo với hành vi sai lệch dù nhỏ đến đâu nếu không được điều chỉnh sẽ trở thành hệ lụy lớn. Trong dài hạn, cần kết hợp đồng bộ giữa chế tài, tuyên truyền và cải thiện hạ tầng giao thông để người dân không chỉ bị “ép tuân thủ”, mà còn muốn tuân thủ vì thấy mình được bảo vệ.

Bởi ở nơi đô thị ồn ào và đông đúc này, một bước chân sai cũng có thể gây ra bi kịch. Nhưng một bước đi đúng lại có thể truyền cảm hứng và tạo nên chuyển biến văn hóa từ gốc rễ. Đã đến lúc, người đi bộ cũng cần được soi lại mình như một người tham gia giao thông thực thụ.

Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó tại Điều 10 quy định về “Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ” như sau:

1. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

b) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông.

c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: an toàn giao thông

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thời tiết hôm nay 16/4: Bắc Bộ nắng nóng diện rộng

Thời tiết hôm nay 16/4: Bắc Bộ nắng nóng diện rộng

Thời tiết hôm nay 16/4, dự báo khu vực Bắc Bộ những ngày tới có nắng nóng diện rộng. Bắc và Trung Trung Bộ có nơi nắng nóng cục bộ.
Vĩnh Phúc: Cháy rừng tại Tam Đảo, lan rộng sát nhà dân

Vĩnh Phúc: Cháy rừng tại Tam Đảo, lan rộng sát nhà dân

Tối 15/4, vụ cháy rừng tại khu vực thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) đã lan tới sát nhà dân và có nguy cơ cháy sang rừng phòng hộ.
Vĩnh Phúc: Cháy lớn thiêu rụi khoảng 12ha rừng sản xuất

Vĩnh Phúc: Cháy lớn thiêu rụi khoảng 12ha rừng sản xuất

Vào khoảng 19h ngày 15/4, tại khu vực thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã xảy ra một vụ cháy lớn, thiêu rụi khoảng 12ha rừng sản xuất.
Hà Nội: Giao quyền tự chủ cho Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh

Hà Nội: Giao quyền tự chủ cho Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh

UBND TP. Hà Nội ban hành quyết định giao quyền tự chủ cho Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự năm 2025.
Thời tiết miền Nam dịp lễ 30/4 -1/5 ra sao?

Thời tiết miền Nam dịp lễ 30/4 -1/5 ra sao?

Trong thời gian nghỉ lễ 30/4 -1/5, thời tiết khu vực miền Nam tiếp tục xảy ra nắng nóng trên diện rộng với nhiệt độ từ 34 - 37°C.

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Hội nghị khoa học gen PRISM 2025 với sự góp mặt của các chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học về gen tại Việt Nam.
Thực hư thông tin trục lợi từ giải chạy

Thực hư thông tin trục lợi từ giải chạy 'Vì bệnh nhi ung thư 2025'

Thông tin về giải chạy "Vì bệnh nhi ung thư 2025" đang lan truyền trên mạng là giả mạo, không phải hoạt động chính thức của Bệnh viện K.
Khách quốc tế nghĩ gì về Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh?

Khách quốc tế nghĩ gì về Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh?

Không chỉ là điểm đến tham quan, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh còn để lại nhiều suy nghĩ sâu sắc trong lòng du khách quốc tế khi tới TP. Hồ Chí Minh.
Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Ba chuyên gia Hoa Kỳ phối hợp với Bộ Y tế điều tra dịch sởi tại Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), nơi đã ghi nhận nhiều ca bệnh.
Thân Thế Công -

Thân Thế Công - 'Ngọn lửa vàng' của tri thức trẻ Việt Nam

Những tấm huy chương vàng danh giá trong nước và quốc tế là hành trình của ý chí, của tình yêu khoa học của chàng trai trẻ Thân Thế Công.
Người nổi tiếng quảng cáo

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Bộ Y tế vừa yêu cầu xử lý một số người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng có dấu hiệu vi phạm.
Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Với quy định rõ ràng về trách nhiệm chủ thể tham gia thương mại điện tử, sẽ không còn tình trạng người nổi tiếng chối bỏ trách nhiệm khi quảng cáo sai sự thật.
Dự kiến sau sáp nhập, diện tích các địa phương ra sao?

Dự kiến sau sáp nhập, diện tích các địa phương ra sao?

Chính phủ đã nghiên cứu kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới để xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Bộ Công an hỗ trợ Lai Châu xây mới 1.100 nhà cho hộ nghèo

Bộ Công an hỗ trợ Lai Châu xây mới 1.100 nhà cho hộ nghèo

Bộ Công an phối hợp tỉnh Lai Châu triển khai hỗ trợ xây mới 1.100 căn nhà, phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trước ngày 30/6.
PAPI 2024: Cơ hội lịch sử giúp Việt Nam bứt phá

PAPI 2024: Cơ hội lịch sử giúp Việt Nam bứt phá

Báo cáo PAPI 2024 đánh giá cao hoạt động tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương và cho rằng, đây là cơ hội mang tính lịch sử giúp Việt Nam bứt phá.
Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố đã làm bàng hoàng người tiêu dùng cả nước.
Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc 11 doanh nghiệp liên quan vụ sữa bột giả, kiểm tra công bố sản phẩm, giấy phép và xử lý vi phạm từ năm 2021 đến nay.
Nhà giàn DK1/14 cấp cứu ngư dân gặp nạn trên biển

Nhà giàn DK1/14 cấp cứu ngư dân gặp nạn trên biển

Theo Vùng 2 Hải quân, lúc 20 giờ 00 phút, ngày 14/4, Nhà giàn DK1/14 nằm trên Bãi cạn Tư Chính đã cấp cứu thành công ngư dân bị nạn khi khai thác hải sản.
Tăng chỉ tiêu, tỷ lệ ‘chọi’ lớp 10 chuyên không giảm nhiệt

Tăng chỉ tiêu, tỷ lệ ‘chọi’ lớp 10 chuyên không giảm nhiệt

Dù tăng khoảng 500 chỉ tiêu so với năm trước nhưng tỷ lệ “chọi” vào lớp 10 chuyên năm học 2025 vẫn không hề giảm nhiệt.
Đề xuất chuyển 11 huyện đảo thành đặc khu hành chính kinh tế

Đề xuất chuyển 11 huyện đảo thành đặc khu hành chính kinh tế

Chính phủ đề xuất chuyển 11 huyện đảo thành đặc khu hành chính kinh tế, nhằm tinh gọn bộ máy, thúc đẩy phát triển kinh tế biển và tăng cường quản lý.
Việt Nam cấp phép nhập khẩu máy bay từ Trung Quốc

Việt Nam cấp phép nhập khẩu máy bay từ Trung Quốc

Nghị định số 89 vừa được Chính phủ ban hành sửa đổi về các chủng loại máy bay nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó có các sản phẩm đã được cấp phép ở Trung Quốc.
Sáp nhập tỉnh:

Sáp nhập tỉnh: 'Một quyết định, ngàn kỳ vọng'

Theo ý kiến của nhiều người dân, chủ trương sáp nhập tỉnh là 'một quyết định, ngàn kỳ vọng', mở ra tương lai mới cho các địa phương.
Nhân sự 14/4: Bộ Tư pháp bổ nhiệm lãnh đạo cục, vụ

Nhân sự 14/4: Bộ Tư pháp bổ nhiệm lãnh đạo cục, vụ

Về tin nhân sự ngày 14/4, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo tại một số đơn vị trực thuộc.
Thời tiết hôm nay 15/4: Tây Nguyên có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 15/4: Tây Nguyên có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 15/4, khu vực Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 15/4/2025: Áp thấp hoạt động yếu dần

Thời tiết biển hôm nay 15/4/2025: Áp thấp hoạt động yếu dần

Dự báo thời tiết biển hôm nay 15/4/2025, gió trên khắp các vùng biển hoạt động với cường độ yếu đến trung bình. Rãnh áp thấp ở phía Nam hoạt động yếu dần.
Mobile VerionPhiên bản di động