Thứ bảy 26/04/2025 21:59

Xuất khẩu nông - thủy sản vào Ả Rập Xê Út: Phải gỡ được "nút thắt"

Chỉ 1,5% diện tích đất có thể canh tác, Ả Rập Xê Út phải nhập khẩu hầu hết nông sản thực phẩm, và đây là cơ hội tốt cho hàng Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.
Nhu cầu lớn

Theo ông Trần Trọng Kim - Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Ả Rập Xê Út, Ả Rập Xê Út có nhu cầu rất lớn với mặt hàng nông sản, thực phẩm. Cụ thể, với mặt hàng gạo, Ả Rập Xê Út nhập khẩu khoảng 1,7 triệu tấn/năm, trong khi Việt Nam mới xuất khẩu khoảng 32.000 tấn, chủ yếu là gạo Jasmine phục vụ cho người châu Á. Một số nhà nhập khẩu Ả Rập Xê Út phải mua gạo Việt Nam qua đối tác Thái Lan, bị đội chi phí nên có xu hướng tìm nhà cung cấp trực tiếp từ Việt Nam.

Ả Rập Xê Út có nhu cầu lớn về cà phê chưa rang xay

Mặt hàng củ, quả tươi, Ả Rập Xê Út nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Nam Phi, Australia… và một phần nhỏ từ Việt Nam theo đường hàng không. Tuy nhiên, do công nghệ bảo quản sau thu hoạch của Việt Nam chưa cao, khi đưa vào hệ thống tiêu thụ, mẫu mã không đẹp bằng những sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ các thị trường khác. Ngoài ra, các mặt hàng khác như hạt tiêu, nhục đậu khấu, hạt điều, cà phê hòa tan đóng hộp, cà phê chưa rang xay cũng có nhu cầu lớn tại thị trường Ả Rập Xê Út.

Với thủy sản, người dân Ả Rập Xê Út ưa chuộng hải sản tươi như tôm, cá mực, cá ngừ đóng hộp, loại hàng hóa này đang được nhập khẩu từ nhiều nước. Riêng Việt Nam, hiện, mới có 12 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường này. Theo ông Trần Trọng Kim, 6 tháng sau khi Ả Rập Xê Út tháo dỡ lệnh cấm nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, 12 doanh nghiệp đã xuất khẩu tới 19 triệu USD giá trị hàng hóa, phản ánh tiềm năng cho xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào Ả Rập Xê Út rất lớn, đáng được đầu tư khai thác. Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Ả Rập Xê Út và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi hồ sơ đề nghị cung cấp giấy phép xuất khẩu cho 25 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Kỳ vọng, sau khi được đánh giá và chấp nhận, thị phần của thủy sản Việt Nam tại Ả Rập Xê Út sẽ tăng cao.

Lưu ý các tiêu chuẩn kỹ thuật

Mặc dù Ả Rập Xê Út còn nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản Việt Nam khai thác, tuy nhiên, một số rào cản đang níu chân doanh nghiệp. Chi phí vận tải từ Việt Nam sang Ả Rập Xê Út tăng cao là "nút thắt" lớn, theo tính toán, cước vận chuyển là một trong những yếu tố khiến giá gạo Việt Nam tăng thêm 250 USD/tấn, từ 595 USD/tấn tăng lên 840 USD/tấn. Tương tự, giá mặt hàng củ, quả cũng tăng thêm 9,9 USD/kg. Tìm giải pháp tháo gỡ "nút thắt" trên là điều cần thiết giúp cân bằng thế cạnh tranh cho hàng hóa Việt trên thị trường Ả Rập Xê Út.

Bên cạnh đó, ông Trần Trọng Kim cũng khuyến cáo: Doanh nghiệp trong nước cần đáp ứng đúng và đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và quy định nhãn mác đóng gói khi xuất khẩu hàng hóa sang Ả Rập Xê Út. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Ả Rập Xê Út (SFDA) ban hành và quy định các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ, kiểm tra việc tuân thủ các quy định rất nghiêm ngặt. Doanh nghiệp vi phạm sẽ bị tước giấy phép kinh doanh, phạt tiền, thậm chí phạt tù, tất cả hàng vi phạm đều bị tiêu hủy…

Hiện, Việt Nam chưa có thương hiệu sản phẩm tại Ả Rập Xê Út, hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường đều dưới tên thương hiệu khác. Về lâu dài, doanh nghiệp nên cân nhắc, lựa chọn sản phẩm để xây dựng thương hiệu, thăm dò thị trường và tạo nhận diện cho hàng hóa Việt.

Việt Nga

Tin cùng chuyên mục

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng