Thứ sáu 29/11/2024 02:34

Xuất khẩu điều: Bài học cảnh giác để phòng tránh bị lừa đảo

Đại diện VIAC kiêm Phó Tổng thư ký VLA Ngô Khắc Lễ khuyến cáo các doanh nghiệp một số biện pháp để có thể hạn chế đến mức tối đa hành vi lừa đảo trong kinh doanh như thận trọng với đối tác mới...
Phân loại nhân hạt điều xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Vụ việc mất quyền kiểm soát đối với 36/100 container hạt điều giá trị hơn 20 triệu USD xuất khẩu sang Italy do bị thất lạc toàn bộ hồ sơ, chứng từ gốc liên quan tới việc thanh toán đang khiến các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ bị mất trắng số hàng xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics (VLA), sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, mọi giao thương của doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị đình trệ, thậm chí là mất khách hàng, nên khi có được những đơn hàng xuất khẩu mới, số lượng lớn và từ những thị trường uy tín... rất dễ khiến các doanh nghiệp chủ quan, mất cảnh giác và vội vã đón nhận. Rủi ro pháp lý từ sự việc 100 container xuất khẩu điều, thiệt hại lên tới hàng chục triệu USD có thể coi là một ví dụ. Qua đó, rút ra những bài học cảnh giác cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để phòng tránh nguy cơ bị lừa đảo trong kinh doanh.

Theo ông Ngô Khắc Lễ, đại diện Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) kiêm Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), ý định lừa đảo từ kẻ gian có thể hình thành trước hoặc trong quá trình giao dịch dựa vào những tình huống cụ thể.

Ông Ngô Khắc Lễ cũng khuyến cáo các doanh nghiệp một số biện pháp để có thể hạn chế đến mức tối đa hành vi lừa đảo trong kinh doanh. Theo đó, đầu tiên cần sự thận trọng hơn với những doanh nghiệp đối tác mới giao dịch lần đầu. Phải tìm hiểu, điều tra kỹ thương nhân để có độ an toàn cao nhất. Có thể kiểm tra nhanh qua bạn hàng cùng hiệp hội ngành nghề. Nên chủ động gửi đăng ký kinh doanh (bản mềm, có màu) của mình trước cho đối tác để có cơ sở đề nghị họ gửi đăng ký kinh doanh và coi đây là việc bình thường khi giao dịch để qua đó biết được thông tin của doanh nghiệp.

Ngoài ra, có thể tìm hiểu đối tác qua sự giúp đỡ của đại sứ quán, thương vụ Việt Nam ở nước sở tại. Việc lựa chọn đối tác gần như là khâu quyết định của các doanh nghiệp xuất khẩu. Bởi đối tác có uy tín, thương hiệu làm ăn lâu năm thì dù giá có tăng, giảm thì họ vẫn mua hàng của mình.

Song song đó, hãy cảnh giác khi thấy giá rẻ với điều kiện thanh toán ưu đãi. Vì việc này rất hiếm khi xảy với giao dịch lần đầu mà không ẩn chứa ý định gì. Thêm nữa, doanh nghiệp nên điện thoại để biết cụ thể tên người, số điện thoại bàn, số di động; sử dụng địa chỉ email của công ty; đồng thời, có thể kết hợp với địa chỉ thư điện tử công cộng để dễ dàng hơn khi xác định người, công ty sau này vì họ phải đăng ký dịch vụ điện thoại, thư điện tử riêng ở nước sở tại. Nên đưa vào hợp đồng tên người liên hệ, số fax, địa chỉ email của công ty khi giao dịch chính thức.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng nên thuê tư vấn soạn thảo hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp ngại thuê do chưa quen, hoặc sợ tốn kém nhưng thực tế cho thấy, so với tổn thất thì không đáng là bao và phải coi đây là "đầu tư cho kiến thức" để tránh rủi ro chứ không phải là "chi phí" của doanh nghiệp. Nhìn rộng hơn, đầu tư một lần có thể dùng cho thời gian dài nên chi tính theo năm và trên doanh số thì cũng không đáng kể.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần tổ chức cho nhân viên tham gia các lớp học chuyên môn, các sự kiện, hội thảo... để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm. Học phí không nhiều nhưng có tác dụng rất tốt để giảm rủi ro lâu dài.

Điều không kém phần quan trọng là cần cố gắng kiểm soát "lòng tham" trong kinh doanh. Vì đó là mục tiêu mà đối tác xấu nhắm đến ngay từ ban đầu như cho giá tốt, mời đi du lịch miễn phí...; cũng như trong quá trình làm ăn với nhau thời gian dài sau đó có thể sẽ tăng số lượng hàng để có trị giá hợp đồng cao hơn, đến mức nào đó, dùng sơ hở có từ trước, hoặc mới phát sinh và vì đã "tin nhau" để gian lận, lừa đảo.

Cuối cùng, sau khi xác định là bị lừa đảo, doanh nghiệp nên thông báo cho bạn hàng, hiệp hội mà mình tham gia để phòng tránh chung; đồng thời, gửi thông tin cho hiệp hội mà kẻ lừa đảo là hội viên để tố cáo; bảo lưu quyền đòi bồi thường với những tài liệu, chứng cứ đã có./.

www.vietnamplus.vn
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Tin cùng chuyên mục

AB InBev Việt Nam cam kết đầu tư vào tương lai bền vững

Mời tham dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu xanh 2024

Năm 2024 PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Hợp tác kinh tế, thương mại trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước Việt Nam - Israel

Canada khởi xướng rà soát ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam

Loạt triển lãm trong lĩnh vực Công Thương khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh

'Kết tinh' giá trị xuất khẩu từ những thương hiệu lớn

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ