Xuất khẩu dệt may tăng nhẹ trong quý 1/2021

Trong quý 1/2021, xuất khẩu dệt may đã có những bước hồi phục, đạt 7,18 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ, đây là mức tăng không cao nhưng được kỳ vọng mở ra những tín hiệu tích cực cho giai đoạn tiếp theo.

Theo Bộ Công Thương, ngành dệt may trong quý 1/2021 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước. Dù dịch bệnh vẫn còn, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay các doanh nghiệp đã tìm được hướng đi phù hợp, thị trường dệt may, da giày thế giới đã dần sôi động trở lại. Tuy số lượng và đơn giá sản phẩm chưa trở lại bằng ngưỡng năm 2019, nhưng tín hiệu thị trường đã dần hồi phục.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc quý I ước đạt 7,2 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 31%; kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 8,8%.

Sự hồi phục về xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2021 đã được nhiều chuyên gia và các tổ chức dự báo. Sự hồi phục này có được, đầu tiên là nhờ nỗ lực của Chính phủ và Bộ Công Thương đã có nhiều chính sách và động thái hỗ trợ triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường và thông thương hàng hoá.

Cùng với đó là những tác động từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, Việt Nam cũng đã đàm phán với các nước trong EU về điều khoản cho phép các doanh nghiệp Việt Nam bổ sung xuất xứ của nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu từ Hàn Quốc (các nước đã ký hiệp định thương mại tự do với EU) vào sản phẩm dệt may sản xuất tại Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang các nước EU.

Chú thích ảnh
Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết quý 2 và cuối năm

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định, trong 6 tháng đầu năm 2021 thị trường sẽ tiêu thụ chính yếu các mặt hàng cơ bản, giá cả tương đối rẻ. Thực tế hiện nay, trong 6 tháng đầu năm 2021, các nhà máy may của Việt Nam chủ yếu sản xuất các mặt hàng dệt kim, hàng quần áo cơ bản.

Riêng với Vinatex có điểm mạnh là tập đoàn gồm những doanh nghiệp lớn, có uy tín với thị trường lâu năm, do đó khi thị trường phục hồi thì các doanh nghiệp trong Vinatex có thuận lợi trong việc tiếp cận trở lại các đơn hàng.

Tuy nhiên, theo ông Lê Tiến Trường, một số khách hàng truyền thống của Vinatex gặp khó khăn, không vượt qua được trong năm 2020, nhất là thị trường Mỹ có hơn 10 thương hiệu lớn phải đóng cửa.

“Tuy nhiên, trong 2 tháng đầu năm 2021, chúng tôi đã bắt kịp nhu cầu thị trường, nhất là ngành sợi, đã tăng trưởng tới 41%. Trong thời gian còn lại của năm 2021, chúng tôi cố gắng phấn đấu cải thiện hiệu quả, nhưng có thể còn chưa quay trở lại được với mức kim ngạch xuất khẩu như năm 2019. Vinatex phấn đấu tăng 30% - 35% so với năm 2020”, ông Lê Tiến Trường cho biết.

Sự hồi phục xuất khẩu bước đầu của dệt may Việt Nam đã mở ra những tín hiệu tích cực cho quý 2/2021. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó có mặt hàng dệt may vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Diễn biến gia tăng của dịch COVID-19 có thể khiến vận chuyển hàng hóa tiếp tục gặp trở ngại.

Để hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới. Tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch COVID-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời. Ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm khôi phục sau đại dịch; tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Tin mới nhất

Lâm Đồng: Công bố mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng khu vực vùng sâu tại huyện Đam Rông

Lâm Đồng: Công bố mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng khu vực vùng sâu tại huyện Đam Rông

Lâm Đồng công bố mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa tại địa bàn huyện Đam Rông.
Xác thực số: Con tàu đưa nền thương mại Việt Nam tiến vào đại lộ thịnh vượng

Xác thực số: Con tàu đưa nền thương mại Việt Nam tiến vào đại lộ thịnh vượng

Xác thực số không còn là khái miệm mới mà đang trở thành một nền công nghiệp hứa hẹn bùng nổ ở Việt Nam, đưa nền thương mại Việt tiến vào đại lộ thịnh vượng.
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hợp tác xã, doanh nghiệp các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Long An

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hợp tác xã, doanh nghiệp các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Long An

Từ ngày 2 - 4/10, tại Vĩnh Long, Bến Tre và Long An đã diễn ra chuỗi sự kiện hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã...
Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nêu 7 giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt

Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nêu 7 giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt

Tiến sỹ Dương Thái Trung- chuyên viên cao cấp Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã nêu 7 giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt trong thời gian tới
Chàng trai 8x lên phố núi Đà Lạt liên kết với các nông hộ trồng 100ha cà phê hữu cơ

Chàng trai 8x lên phố núi Đà Lạt liên kết với các nông hộ trồng 100ha cà phê hữu cơ

Chàng trai Bùi Xuân Thắng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cầu Đất Bean (Đà Lạt, Lâm Đồng) liên kết với hàng chục nông hộ trồng gần 100ha cà phê hữu cơ.

Tin cùng chuyên mục

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanh sơn đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng được nâng cao, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc.
Trang bị kiến thức quản lý chuỗi cung ứng, phát triển mẫu mã và bao bì sản phẩm

Trang bị kiến thức quản lý chuỗi cung ứng, phát triển mẫu mã và bao bì sản phẩm

Ngày 28/8, tại Bình Định đã diễn ra Hội nghị "Tập huấn quản lý chuỗi cung ứng, phát triển mẫu mã và bao bì sản phẩm".
Đắk Lắk: Sẽ đấu giá 2 ‘nữ hoàng’ sầu riêng tại Lễ hội sầu riêng 2024

Đắk Lắk: Sẽ đấu giá 2 ‘nữ hoàng’ sầu riêng tại Lễ hội sầu riêng 2024

Huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) tổ chức họp báo Lễ hội sầu riêng lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề ‘Sầu riêng Krông Pắc - Phát triển và hội nhập’.
Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc tiếp tục phối hợp triển khai quản lý tem điện tử đối với rượu sản xuất trong nước.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động chống gian lận thương mại qua các cửa khẩu

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động chống gian lận thương mại qua các cửa khẩu

Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Lạng Sơn đã phát hiện trên 770 vụ vi phạm, trị giá ước tính hơn 18 tỷ đồng, tăng 56,6% số vụ so với cùng kỳ năm 2023.
Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Bất chấp căng thẳng Iran - Israel ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp đang có những giải pháp quyết liệt để tháo gỡ khó khăn.
Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 6/2024

Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 6/2024

Từ 1/6, người tiêu dùng có thể tra cứu nguồn gốc, hạn sử dụng của sản phẩm trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc hàng hóa quốc gia.
Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Nhà khoa học trẻ Trần Thị Hương Giang đã quyết định bảo hộ tên công ty Genatech và nhãn hiệu thương mại GenaCillus cho sản phẩm của mình trước khi thành lập DN.
Bài cuối: Phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế

Bài cuối: Phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế

Để tăng sức cạnh tranh, mở rộng hơn nữa thị trường nước ngoài, các sản phẩm được bảo hộ quyền SHTT đã đặt ra thách thức cho cơ quan quản lý và người nông dân.
Bài 3: “Tấm hộ chiếu” cho nông sản Việt ra thị trường nước ngoài

Bài 3: “Tấm hộ chiếu” cho nông sản Việt ra thị trường nước ngoài

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là trách nhiệm của Việt Nam trong thực thi các FTA, đồng thời cũng là tấm hộ chiếu cho nông sản Việt vào thị trường quốc tế.
Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài

Việc vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản đã mở ra cơ hội cho XK, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác.
Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Việc sớm tạo lập tài sản trí tuệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm xuất khẩu đã giúp cho nhiều nông sản của Bắc Giang xuất khẩu thành công.
Bánh sắn - đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ

Bánh sắn - đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ

Sắn là loại củ có vị ngọt bùi chứa nhiều tinh bột, chế biến thành những món mang hương vị đặc trưng riêng. Nổi tiếng trong số đó là đặc sản bánh sắn Phú Thọ.
Bánh tẻ Phú Nhi -  sản vật nổi tiếng gần xa của Sơn Tây

Bánh tẻ Phú Nhi - sản vật nổi tiếng gần xa của Sơn Tây

Bánh tẻ Phú Nhi không chỉ là sản vật của Sơn Tây mà đã là thương hiệu có tiếng tại Việt Nam, được du khách bốn phương biết đến.
Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Công tác phối hợp giữa 3 Bộ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực được thực hiện ráo riết trong thời gian qua.
Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Việc tiêu hủy hàng giả,kém chất lượng trong quá trình phát hiện, thu giữ đang được quan tâm của các đơn vị chức năng nhằm đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường.
Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt

Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt

Mua thiết bị vệ sinh không xuất xứ với mức giá rẻ hơn hàng nội địa, nhiều người gặp phải chuyện “dở khóc dở cười” bởi không thể tìm được linh kiện thay thế.
Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Đây là một trong những quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018.
Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan

Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan

Cục An toàn thực phẩm vừa có thông báo để các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết và thực hiện quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động