Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 535 tỷ USD vào năm 2030

Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu sẽ tăng gần gấp đôi từ mức 17.400 tỷ USD lên 29.700 tỷ USD trong thập kỷ tới. Còn với Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt đạt 535 tỷ USD vào năm 2030 theo báo cáo “Tương lai thương mại 2030: Các xu hướng và thị trường cần quan tâm” của Ngân hàng Standard Chartered.

Toàn cầu hoá vẫn đang diễn ra

Báo cáo được thực hiện dựa trên mô hình kinh tế dự báo xuất khẩu, trong đó bao gồm một cuộc khảo sát với hơn 500 lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp toàn cầu. Với nhận định xuất khẩu toàn cầu vẫn đang gia tăng, Standard Chartered cho rằng quá trình toàn cầu hoá vẫn đang diễn ra.

Theo báo cáo, thương mại toàn cầu sẽ được định hình bởi 5 xu hướng chính: việc áp dụng rộng rãi các chuẩn mực về thương mại công bằng và bền vững; sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, các rủi ro được đa dạng hóa hơn; tăng cường số hóa và quá trình tái cân bằng hướng tới các thị trường đang nổi có mức tăng trưởng cao. Khoảng 90% lãnh đạo các doanh nghiệp được khảo sát đồng tình rằng những xu hướng này sẽ định hình thương mại toàn cầu và định hướng cho chiến lược mở rộng xuyên biên giới của họ trong 5 tới 10 năm tới.

Toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong thập kỷ tới. Mặc dù quá trình tăng trưởng chú trọng vào thị trường nội địa đang được thúc đẩy trong thời gian gần đây, các hành lang thương mại trong tương lai sẽ không chỉ gói gọn trong khu vực mà sẽ vươn ra toàn cầu, như châu Phi - Đông Á, ASEAN - Nam Á, Đông Á - châu Âu, Đông Á - Trung Đông, Đông Á - châu Âu, Nam Á - Hoa Kỳ.

“Châu Á, châu Phi và Trung Đông sẽ chứng kiến sự gia tăng trong nguồn vốn đầu tư. 82% những người được khảo sát cho biết họ đang xem xét đặt các địa điểm sản xuất mới tại những khu vực này trong 5 - 10 năm tới. Điều này hỗ trợ cho xu hướng tái cân bằng ở các thị trường đang nổi và mức độ đa dạng hóa rủi ro chuỗi cung ứng được mở rộng hơn”- báo cáo của Standard Chartered viết.

Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 535 tỷ USD vào năm 2030
Da giày- một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh minh hoạ

Báo cáo chỉ ra một xu hướng quan trọng đó là sự gia tăng của tiêu dùng thông minh và việc áp dụng các tiêu chuẩn thương mại bền vững nhằm giải quyết các quan ngại về biến đổi khí hậu. 90% lãnh đạo các doanh nghiệp được khảo sát đồng tình với việc cần phải áp dụng các tiêu chuẩn này trong chuỗi cung ứng, tuy nhiên, chỉ có 34% trong số đó đặt vấn đề này trong nhóm Top 3 các ưu tiên cần được triển khai trong 5 tới 10 năm tới.

Với cam kết thúc đẩy hoạt động thương mại toàn cầu bền vững và quá trình chuyển dịch sang mô hình phát thải carbon bằng 0, Standard Chartered đã triển khai chương trình tài trợ thương mại bền vững nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cung cấp đẩy đủ các giải pháp tài chính bền vững để hỗ trợ các doanh nghiệp hiện thực hóa các mục tiêu về phát thải carbon bằng 0.

Việt Nam- định chế mới của thương mại toàn cầu

Việt Nam sẽ là một trong 13 thị trường quan trọng đóng góp vào mức tăng trưởng của thị trường và thương mại thế giới vào năm 2030 với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 535 tỷ USD cùng mức tăng bình quân hơn 7%/năm ở vào thời điểm này.

Báo cáo của Standard Chartered cung cấp một chỉ dấu quan trọng của thị trường và xuất khẩu của Việt Nam là 41% các doanh nghiệp toàn cầu được Standard Chartered khảo sát hiện đang có hoạt đông sản xuất tại Việt Nam hoặc có kế hoạch sản xuất tại Việt Nam trong 5 - 10 năm tới. Điều này cho thấy Việt Nam sẽ là một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng thương mại toàn cầu trong 10 năm tới.

Ở góc độ thị trường, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tiếp tục là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, lần lượt chiếm 26% và 19% tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030. Đặc biệt Ấn Độ là thị trường có thể mang đến cho Việt Nam mức tăng trưởng xuất khẩu cao, đạt trung bình 11% mỗi năm từ 2020 - 2030.

Với hoạt động thương mại quốc tế ngày càng gia tăng, Việt Nam đang nổi lên là một cơ sở sản xuất quan trọng. Các lĩnh vực sẽ đóng góp lớn vào hoạt động xuất khẩu từ nay đến năm 2030 bao gồm máy móc và thiết bị điện, dệt may, nông nghiệp và thực phẩm với thứ tự tỷ trọng xuất khẩu là 40, 21 và 15%.

Các chuyên gia nhận xét, với lợi thế về lực lượng lao động dồi dào, vị trí địa lý gần với các chuỗi cung ứng lớn trên toàn cầu và chính sách cởi mở với đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đang nổi lên là một trung tâm sản xuất của thế giới, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư.

Việc tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do như Việt Nam - EU, Việt Nam - Anh quốc, CPTPP và RCEP đang mang đến cho Việt Nam nhiều thuận lợi, giúp thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường chuỗi giá trị ở các lĩnh vực cũng như tạo ra việc làm yêu cầu tay nghề cao.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục giảm mạnh sau phiên nghỉ đầu tuần. Cà phê Arabica hồi phục một phần nguyên nhân do giới đầu cơ điều chỉnh, vì bán mạnh trước đó.
Hội chợ

Hội chợ ''Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024'': Trợ lực cho doanh nghiệp xuất khẩu phục hồi

Hội chợ “Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024" thu hút 450 gian hàng của hơn 400 doanh nghiệp. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị trường.
Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Với lợi thế về địa lý, các thị trường gần như Trung Quốc, ASEAN đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong chiến lược kinh doanh của mình để tiết giảm chi phí.
Doanh nghiệp Việt liên tiếp trúng các gói thầu gạo lớn

Doanh nghiệp Việt liên tiếp trúng các gói thầu gạo lớn

Việc liên tục trúng các gói thầu lớn cũng như tìm được đơn hàng xuất khẩu đi các thị trường khó tính đã giúp giá gạo Việt “nóng” trở lại.
Bộ Công Thương nâng cao năng lực điều tra vụ việc cạnh tranh

Bộ Công Thương nâng cao năng lực điều tra vụ việc cạnh tranh

Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, Bộ Công Thương triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực điều tra cho cán bộ cơ quan cạnh tranh.

Tin cùng chuyên mục

Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Việt Nam có nhiều nông sản khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, nhưng việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tại Australia chưa được chú trọng.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng nông sản, công nghiệp chế biến chế tạo, nhiên liệu khoáng sản.
Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Cục Xuất nhập khẩu kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm 2024 sẽ lấy lại mốc kỷ lục của năm 2021 và hướng tới mức kỷ lục mới 3,8 tỷ USD.
Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp là việc rất tốt, tuy nhiên, cần cân đối giữa việc hỗ trợ và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Nhờ đầu tư sản phẩm chế biến sâu, thủy sản Việt Nam vẫn đứng vững, thậm chí chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Năm 2024, Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng.
Canada coi Việt Nam là

Canada coi Việt Nam là 'cửa ngõ đi vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương'

Theo Liên đoàn phòng thương mại Quebec luôn coi Việt Nam là cửa ngõ để vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương-một khu vực phát triển nhanh và đầy năng động.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ tăng từ quý II

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ tăng từ quý II

Giá xuất khẩu cà phê trong tháng 4/2024 đạt mức 3.791 USD/tấn, tăng 55,4% so với cùng kỳ. Dự báo, xuất khẩu cà phê trong những tháng còn lại của quý II sẽ tăng.
Tháng 4/2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Tháng 4/2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ trong tháng 4/2024 đạt 7.514 tấn, đây cũng là tháng có lượng xuất khẩu hồ tiêu cao nhất tính từ tháng 6/2021 (8.078 tấn).
Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Quý I/2024, Trung Quốc nhập khẩu 253,13 nghìn tấn thịt heo, với trị giá 497,06 triệu USD, giảm 52,1% về lượng và giảm 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Thói quen mua bán hàng trên mạng đã làm thay đổi bức tranh sôi động, nhộn nhịp thường thấy trước kia ở các khu chợ truyền thống.
Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê tại thị trường trong nước tiếp tục giảm. Giá Robusta lao dốc 14,7% đứt chuỗi 9 tuần liên tiếp. Giá Arabica giảm 10,38%, về mức thấp nhất 1 tháng.
Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Phiên livestream của chủ kênh Quyền Leo Daily với tổng doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng chỉ 17 giờ tạo ra kỷ lục mới cho ngành thương mại điện tử.
Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm -thủy sản tăng 71,5%... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 29/4-5/5.
Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Thị trường khởi sắc cùng sự linh hoạt trong thời điểm quyết định mua bán nguyên liệu bông giúp doanh nghiệp ngành sợi giảm lỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Giá cà phê xuất khẩu kéo dài đà giảm mạnh trong tuần này và đạt mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá cà phê trong nước rơi tự do trong nhiều phiên liên tiếp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Dù hiện nay các thị trường đều co lại do người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu song thủy sản là hàng thực phẩm thiết yếu nên vẫn còn có cơ hội tăng trưởng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động