Thứ sáu 22/11/2024 10:23

Xuất khẩu cá tra tìm đường vượt khó

Không còn trầm lắng như những tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đang có những tín hiệu lạc quan khi nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại.

Chi phí tăng cao, đơn hàng giảm sút

Ông Ong Hàng Văn, Phó Tổng Giám đốc Công ty thủy sản Trường Giang, cho biết: hiện công ty có 3 xưởng chế biến, tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2023, các thị trường xuất khẩu cá tra trọng điểm đều giảm sâu, nhất là thị trường Mỹ, Trung Quốc; khiến lượng tồn kho của doanh nghiệp cá tra rất lớn, cá dưới ao cũng còn nhiều.

Xuất khẩu khó khăn khiến dòng tiền của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Cùng với đó, lượng hàng tồn kho tăng cao dẫn đến chi phí bảo quản hàng hoá của doanh nghiệp tăng cao. Riêng chi phí điện vận hành kho lạnh, bình quân mỗi tháng là khoảng 4 tỉ đồng.

“Đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua, doanh nghiệp chúng tôi rơi vào cảnh thiếu tiền mặt, vì hàng không xuất khẩu được nên ngân hàng không thực hiện giải ngân các khoản vay, dù có tài sản để thấp chấp", ông Văn chia sẻ.

Nêu lên điểm yếu lớn nhất của ngành, ông Văn cho rằng thức ăn phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Để sản xuất được 1kg cá tra nguyên liệu hiện cần đến hơn 1,7kg thức ăn, khiến giá thành sản xuất lên đến 1,2 USD/kg. Trong khi đó, giá thành của các loại cá đang cạnh tranh trực tiếp với cá tra như cá minh thái Alaska chỉ 1 USD/kg. Do đó, vấn đề hiện nay phải có sự hỗ trợ bằng mọi cách để kéo giá thức ăn thủy sản xuống.

Xuất khẩu cá tra khởi sắc trở lại

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Đức Trung, Giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, cho biết, trung bình lượng đơn hàng xuất khẩu đã giảm khoảng 30% ở tất cả các thị trường, giá bán cũng rớt thê thảm. Đơn hàng, giá bán đều giảm, trong khi chi phí nuôi, chế biến và cả xuất khẩu đều tăng. Riêng giá thức ăn chiếm khoảng 70% giá thành sản xuất cá tra, nhưng đã tăng cao so với cùng kỳ; chi phí về kiểm soát chất lượng, logistics, lưu kho hàng tồn và cả chi phí tín dụng…, tất cả đều tăng, tạo áp lực lớn cho các đơn vị chế biến, xuất khẩu thuỷ sản.

Cũng theo ông Trung, Chính phủ đã đưa ra gói tín dụng 15.000 tỉ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp ngành thủy sản và lâm sản, nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận được gói tín dụng này. “Thực tế, doanh nghiệp hiện đang ở trạng thái thiếu oxy, trong khi oxi nằm đó lại không biết làm sao lấy để thở. Do vậy, doanh nghiệp ngành cá tra đang phải thắt chặt tối đa chi phí, cố gồng gánh, cầm cự duy trì sản xuất để giữ chân người lao động” ông Trung cho hay.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), bảy tháng năm 2023, sản lượng cá tra của Việt Nam tăng nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 922.000 tấn. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm 37% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1 tỷ USD.

Trong đó, xuất khẩu cá tra ghi nhận sụt giảm về trị giá ở cả 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam. Cụ thể, thị trường Trung Quốc giảm 32% về kim ngạch, còn 325 triệu USD; Mỹ giảm tới 59%, xuống mức 159 triệu USD; EU giảm 22%, đạt 101 triệu USD; Brazil cũng giảm 16%, đạt 47 triệu USD và thị trường Anh giảm 16%, đạt 40 triệu USD.

Kỳ vọng thị trường cuối năm

Mặc dù thị trường những tháng đầu năm không mấy sáng sủa, song theo Vasep, điểm sáng trong bức tranh năm 2023 là việc xuất khẩu cá tra sang một số thị trường nhỏ đang có tăng trưởng tốt. Đây được coi là niềm hy vọng của các doanh nghiệp cá tra khi đang gặp khó khăn tại các thị trường lớn truyền thống. Điển hình như xuất khẩu sang thị trường Đức tăng 25% so với cùng kỳ năm trước; New Zealand tăng 17%; Thụy Điển tăng 25% hay xuất khẩu sang Phần Lan cao gấp 18 lần so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Ong Hàng Văn - Phó Tổng Giám đốc Công ty thủy sản Trường Giang, xuất khẩu cá tra đang có những tín hiệu lạc quan. Theo đó, tháng 6 và 7 vừa qua, lượng cá tra xuất khẩu của doanh nghiệp trên đà tăng trưởng trở lại. Đây là tín hiệu chứng tỏ thị trường phục hồi trong những tháng còn lại của năm nay và năm 2024.

Tương tự, ông Huỳnh Đức Trung, Giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, cũng chia sẻ, các thị trường xuất khẩu lớn của doanh nghiệp này đã ghi nhận mức tăng trưởng dương trở lại. Cụ thể, xuất khẩu sang thị trường EU trong tháng 7 vừa qua tăng 22% so với tháng 7/2022, sang Trung Quốc tăng 13% và sang các thị trường còn lại tăng 20%.

Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy, 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cá tra đạt gần 1,2 tỷ USD, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tốc độ giảm đang nhỏ dần cho thấy thị trường phục hồi trở lại.

Ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nhìn nhận, xuất khẩu cá tra chưa thể tăng trưởng dương so với cùng kỳ nhưng đang có dấu hiệu hồi phục tốt.

Tại thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, mức sụt giảm đang nhỏ dần, từ âm 65% trong tháng 1 so với cùng kỳ, đến tháng 5 còn âm 30% và xuống mức âm 7% vào tháng 7/2023. Điều này mở ra kỳ vọng xuất khẩu cá tra vào thị trường hơn 1,4 tỷ dân sẽ hồi phục vào các tháng cuối năm.

Với thị trường Mỹ, hiện hàng tồn kho đã cạn. Họ buộc phải đẩy mạnh nhập khẩu trong thời gian tới. Cùng với đó, cuối tháng 8/2023 vừa qua, Đoàn thanh tra của Cơ quan Kiểm dịch và An toàn Thực phẩm Mỹ - FSIS (Bộ Nông nghiệp Mỹ) đã sang Việt Nam đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá da trơn xuất khẩu. Qua kiểm tra, đánh giá hệ thống sản xuất cá tra Việt Nam vẫn đảm bảo. Theo đó, các cơ sở/vùng nuôi của doanh nghiệp đảm bảo tốt các tiêu chí, điều kiện theo Chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm cá và các sản phẩm cá bộ Siluriformes xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Cùng với đó, 100% các cơ sở/vùng nuôi đã được cấp mã số nhận diện ao nuôi. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu cá tra vào thị trường này.

Những tháng cuối năm, mức sụt giảm sẽ thu hẹp dần so với cùng kỳ do thị trường bước vào mùa đặt hàng cho tiêu thụ cuối năm và các dịp lễ hội lớn. “Nếu thị trường tiến triển thuận lợi, người dân và doanh nghiệp có đủ nguồn vốn để duy trì sản xuất, chế biến thì xuất khẩu cá tra cả năm nay có thể đạt gần 1,8 tỷ USD”, ông Trương Đình Hòe dự báo.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: xuất khẩu cá tra

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động