Chủ nhật 27/04/2025 17:17

Xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ: Giảm lượng, tăng “chất”

Tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ giảm về lượng, nhưng tăng về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 5/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ đạt 9,34 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 16,5% về lượng, nhưng tăng 2,3% về trị giá so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 50,58 nghìn tấn, trị giá 124,95 triệu USD, giảm 2,9% về lượng, nhưng tăng 23,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thu hoạch cà phê

Tháng 5/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt mức 2.359 USD/tấn, giảm 5,9% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 22,4% so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt mức 2.470 USD/tấn, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế, 4 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ nhập khẩu cà phê từ các thị trường trên thế giới đạt 768,8 nghìn tấn, trị giá 4,11 tỷ USD, tăng 10,8% về lượng và tăng 49,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hoa Kỳ 4 tháng đầu năm 2022, đạt mức 5.353 USD/tấn, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng 42,3% lên mức 3.451 USD/tấn.

Trong khi thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm từ 24,55% trong 4 tháng đầu năm 2022 xuống 21,94% trong 4 tháng đầu năm 2022. Ngược lại, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng từ 8,95% trong 4 tháng đầu năm 2021 lên 9,6% trong 4 tháng đầu năm 2022.

Giai đoạn 2020 - 2025, thị trường cà phê Hoa Kỳ được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,8%. Các yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường là lối sống ngày càng bận rộn và thời gian làm việc kéo dài. Điều này khiến các chuỗi cà phê ở Hoa Kỳ trở nên phổ biến hơn đối với khách hàng.

Thị trường cà phê Hoa Kỳ được phân khúc theo loại sản phẩm: Cà phê nguyên hạt, cà phê xay, cà phê hòa tan, cà phê viên nén và cà phê túi lọc, được phân phối thông qua các điểm bán hàng tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà bán lẻ chuyên nghiệp và các kênh phân phối khác.

Yêu cầu đối với cà phê nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải truy xuất nguồn gốc trong chuỗi giá trị. Các tiêu chuẩn sản xuất chính trên thị trường cà phê Hoa Kỳ là Fairtrade USDA, Organic, Rainforest Alliance/UTZ Certified, Bird Friendly, Carbon Neutral, Organic và Direct Trade.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam. Cà phê là thức uống được ưa chuộng nhất ở Hoa Kỳ và có lượng tiêu thụ cao nhất sau cacbonat và nước uống đóng chai trong thị trường đồ uống không cồn.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng, tiêu thụ cà phê ngăn ngừa các loại ung thư, giảm cholesterol, tăng cường miễn dịch, tạo điều kiện giảm cân và ngăn ngừa các bệnh thần kinh. Những lợi ích sức khỏe liên quan đến cà phê cùng với xu hướng tiêu dùng thay đổi được dự đoán là sẽ thúc đẩy thị trường cà phê của Hoa Kỳ. Hơn nữa, xu hướng tiêu thụ cà phê tại nhà gia tăng báo hiệu tiêu thụ cà phê sẽ tăng trong những năm tới. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng xuất khẩu tại thị trường này.

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2021/2022 tăng 2,1 triệu bao, lên 31,1 triệu bao, sau đợt khô hạn nghiêm trọng trong niên vụ trước.
Thanh Hà
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!