Vụ cựu Bí thư Bắc Ninh nhận hối lộ 14 tỷ: Lợi dụng văn hóa tặng quà biến tướng tham nhũng

Vụ án cựu Bí thư Bắc Ninh nhận hối lộ, một lần nữa cho thấy văn hóa tặng quà dịp lễ, tết đã bị biến tướng tạo thành môi trường cho "quan tham" trục lợi.
Chiêu trò xuyên tạc, chống phá qua các vụ án "chuyến bay giải cứu" và kit test Việt Á: Bổn cũ soạn lại Bài 1: Văn hóa biếu quà hay là liều “thuốc thử” cho sự liêm chính? Vụ án chuyến bay giải cứu: Nỗi đau mất cán bộ và lời Bác Hồ năm xưa về “đạn bọc đường”

Thời gian qua dư luận đã xôn xao trước nhiều nhiều đại án tham nhũng lớn được “đưa ra ánh sáng”. Công tác phòng, chống tham nhũng cũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhiều lãnh đạo cấp cao đã bị xét xử. Tuy nhiên, dù nhận tiền, vật phẩm giá trị lớn nhưng khi đứng trước cơ quan điều tra nhiều “quan tham” khai rằng họ không biết rằng hành vi của mình là phạm tội “Nhận hối lộ” mà chỉ nghĩ rằng đơn giản, đó chỉ là “quà cảm ơn” dịp lễ, tết từ các cá nhân, doanh nghiệp. Qua đó cho thấy mang nhiều biểu hiện quanh co, chối tội. Lợi dụng văn hóa biếu tặng dịp lễ, tết của người Việt mà biến tướng thành cơ hội tham nhũng.

Mới đây nhất, cơ quan điều tra Bộ Công an vừa công bố kết luận vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "Đưa - Nhận hối lộ", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, Công ty AIC.

Trong đó, cơ quan điều tra đề nghị truy tố 4 người về tội "Nhận hối lộ" gồm: Nguyễn Nhân Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh; Nguyễn Tử Quỳnh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh; Nguyễn Hạnh Chung, cựu Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh và Trần Văn Tuynh, cựu Giám đốc Ban quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế tỉnh Bắc Ninh (Ban Quản lý).

Vụ cựu Bí thư Bắc Ninh nhận hối lộ 14 tỷ: Ranh giới giữa 'nhận quà cảm ơn' và 'nhận hối lộ'
Các bị can Nguyễn Nhân Chiến và Nguyễn Tử Quỳnh thừa nhận hành vi nhận hối lộ. (Ảnh: TL)

Sau khi AIC và Công ty Sông Hồng “chia địa bàn” trúng thầu trong tỉnh Bắc Ninh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến nhiều lần nhận tổng số 13 tỷ đồng từ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 1 tỷ đồng từ Công ty Sông Hồng.

Theo kết luận điều tra, ông Chiến nhận tiền từ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Công ty Sông Hồng vào nhiều dịp lễ, tết, với lý do là "quà biếu". Tuy nhiên, những chi tiết được đưa ra trong vụ án đã hé lộ một bức tranh đen tối hơn.

Thứ nhất, với số tiền lớn, mức độ thường xuyên và thời điểm trao đổi có liên quan chặt chẽ với việc trúng thầu của các công ty này tại Bắc Ninh. Cụ thể, tổng cộng từ năm 2014 đến 2020, bà Nhàn bị cáo buộc 13 lần đưa tiền cho ông Chiến dịp Tết Nguyên đán, Quốc khánh, ngày thống nhất đất nước, tổng 13 tỷ đồng, trong đó 12 lần tại phòng làm việc ở trụ sở UBND và tỉnh ủy Bắc Ninh, một lần tại nhà riêng. Số tiền mỗi lần từ 500 triệu đến 1-2 tỷ đồng, dưới hình thức "quà biếu".

Thứ hai, việc ông Chiến nhận tiền vào các dịp lễ, tết, đặc biệt là trước những thời điểm quan trọng trong quá trình đấu thầu, khiến cho "quà biếu" mang ý nghĩa vụ lợi rõ ràng. Hơn nữa, hình thức trao đổi tinh vi, ông Chiến nhận tiền tại văn phòng làm việc, nhà riêng, không có biên lai, chứng từ, chứng minh đây là "quà biếu" thông thường mà là hành vi cố ý che giấu.

Tương tự, ông Nguyễn Tử Quỳnh trong vai trò Phó Chủ tịch UBND và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cũng nhiều lần nhận hối lộ của Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Công ty Sông Hồng, tổng số 8,1 tỷ đồng. Ông Quỳnh khai đã chi tiêu cá nhân hết số tiền này.

Những chi tiết trên đã khiến dư luận nghi ngờ về tính chất "quà biếu" của số tiền ông Chiến, ông Quỳnh nhận được. Vậy, đâu là ranh giới giữa “nhận quà biếu, quà cảm ơn” và “nhận hối lộ”? Cần phải khẳng định rằng, việc tặng quà là một nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn, lịch sự. Tuy nhiên, khi việc tặng quà trở thành công cụ để tác động đến quyết định của người nhận - nhất là người nắm giữ chức vụ, quyền hạn nhằm mục đích để đạt được lợi ích riêng hòng trục lợi phi pháp thì hành vi này đã vượt qua ranh giới đạo đức và trở thành hành vi hối lộ.

Vụ án cựu Bí thư Bắc Ninh đã cho thấy sự nguy hiểm của việc lợi dụng các dịp lễ tết, lợi dụng nét đẹp văn hóa truyền thống biến tướng dễ dẫn đến hành vi hối lộ, nhận hối lộ vi phạm pháp luật.

Hay như cách đây không lâu, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng trong vụ án "chuyến bay giải cứu", cho rằng phạm tội vì nhận thức quá giản đơn, "không phân biệt được ranh giới giữa nhận tiền cảm ơn và nhận hối lộ""chưa bao giờ đòi hỏi" giống cách biện hộ phổ biến của nhiều quan chức trước tòa.

Tháng 7/2023 TAND Hà Nội xét xử đại án "chuyến bay giải cứu", khi nói những lời cuối, 21 cựu cán bộ đều xin lỗi, dành nhiều thời gian phân trần về động cơ khiến vướng lao lý.

Điều này đặt ra nhiều vấn đề cần được suy ngẫm, vai trò của đạo đức trong việc giữ gìn phẩm chất của người cán bộ, công chức là điều cần được đặc biệt chú trọng. Vụ án cho thấy, đạo đức là nền tảng của cán bộ, là thước đo phẩm chất, năng lực của người lãnh đạo. Khi đạo đức bị suy thoái, dễ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật. Cần có những quy định rõ ràng về việc tặng quà, nhận quà trong các mối quan hệ công vụ. Quy định cần xác định rõ ràng các trường hợp được phép tặng quà, mức giá trị quà tặng, thời điểm tặng quà, cũng như những hành vi tặng quà bị cấm và vi phạm nghiêm trọng những điều Đảng viên không được làm.

Vụ cựu Bí thư Bắc Ninh nhận hối lộ 14 tỷ: Ranh giới giữa 'nhận quà cảm ơn' và 'nhận hối lộ'
(Ảnh minh hoạ: lsvn.vn)

Có thể nói, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức về việc tặng quà, nhận quà trong công vụ cũng là một nhiệm vụ cấp bách. Việc giáo dục và tuyên truyền về pháp luật cần được thực hiện thường xuyên, để cán bộ, công chức hiểu rõ những hậu quả nghiêm trọng khi lợi dụng việc tặng quà để trục lợi. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát về việc tặng quà, nhận quà trong công vụ cũng là một biện pháp cần thiết. Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát để phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật.

Đáng nhẽ ra, những bị cáo trên đó là những người có chức vụ, quyền hạn, họ phải thông tường pháp luật, là những Đảng viên được giáo dục, rèn luyện trong môi trường kỷ cương của Đảng. Vậy tại sao họ không phân biệt được giữa “quà biếu” hay “quà cảm ơn” và “nhận hối lộ”? Hay khi không còn làm lãnh đạo, trong vai trò một bị cáo bình thường họ coi như không nhận thức được hành vi của mình để hòng chối tội trước những bản án nghiêm minh. Và những lời như “không bao giờ đòi hỏi” hoặc “không nhận thức đầy đủ về quà tặng” chỉ là lời bao biện cho hành vi tham nhũng... Và liệu còn nhiều cán bộ không phân biệt được giữa “quà biếu” và “nhận hối lộ” để rơi vào vòng lao lý nữa không!?

Hoàng Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng:

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Từ vụ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Xem thêm