Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Nhằm chống lãng phí tài nguyên, đại biểu Quốc hội đề nghị sử dụng tro xỉ các nhà máy nhiệt điện thay thế vật liệu san lấp nền đường giao thông.
Bốn giải pháp chống lãng phí: Thế nào là văn hóa tiết kiệm? Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Lãng phí đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển, gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?
Cao tốc Bắc - Nam đoạn qua huyện Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh (Ảnh minh họa: Thu Hường)

Chính vì vậy, trong bài viết “Chống lãng phí” được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt vấn đề “Chống lãng phí” là một yêu cầu, nhiệm vụ rất khẩn trương, cấp bách để tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Và mới đây, vào ngày 4/11, trong phiên thảo luận ở hội trường về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đại biểu Phạm Văn Hòa- Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp có đặt câu hỏi: Hiện nhiều dự án giao thông trọng điểm của nhà nước như đường cao tốc Bắc - Nam do sử dụng cát, sỏi thông thường để san lấp, khả năng thiếu vật liệu rất lớn ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án, công trình vậy tại sao không sử dụng đất đá thải mỏ hoặc tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện than để thay thế vừa chống lãng phí vừa bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên?

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, Luật Địa chất khoáng sản dự kiến sẽ thông qua Kỳ họp thứ 8, đã sửa đổi, bổ sung rất nhiều điểm bất cập về quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện, khai thác, nhằm khai thác, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả.

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?
Đại biểu Phạm Văn Hòa- Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp (Ảnh:QH)

Khoáng sản là tài nguyên quý giá của đất nước, hầu hết không được tái tạo, phát triển mà ngày càng cạn kiệt, đòi hỏi phải được quản lý khai thác, sử dụng tiết kiệm, đóng góp tương xứng với giá trị của nó vào ngân sách nhà nước, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn diễn ra nhiều nơi vẫn còn vấn đề phải nghiên cứu thấu đáo vì khoáng sản là "miếng mồi ngon" mà những người biết cách sẽ khai thác triệt để, bất chấp hậu quả, miễn là có lợi nhuận.

Nhiều khoáng sản quý giá nằm lẫn lộn trong đất đá nên tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở của luật pháp trong quản lý để lách luật khai thác hàng quý hiếm này chung với vật liệu thông thường để tiêu thụ mà không bị phát hiện.

Ngoài ra, việc khai thác khoáng sản quý trái phép diễn ra cục bộ ở một số nơi vẫn qua mắt được các cơ quan chức năng. Tình trạng này không những tài nguyên quốc gia bị thất thoát, lãng phí mà hệ lụy còn kéo thêm nhiều người tử nạn do khai thác thủ công lén lút, không an toàn.

Mặt khác, việc kê khai số lượng quặng, khoáng sản được thu hồi phụ thuộc vào tính tự giác của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nên cơ quan quản lý nhà nước rất khó kiểm soát. Chưa kể đến các mỏ khoáng sản được cấp phép khai thác theo cơ chế xin - cho cũng làm thất thu ngân sách nhà nước.

Ở những địa phương vùng cao có những khoáng sản đi kèm như đất đá, xỉ than lẫn lộn với khoáng sản quý vẫn chưa được sử dụng, khai thác, bị thải bỏ, lãng quên, lãng phí, có nơi chất thành đống cao, nguy cơ sạt lở, ô nhiễm môi trường, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người dân. Trong khi đó, đất đá để cho các công trình cầu đường tại nhiều vùng còn không đủ để sử dụng.

Theo đại biểu, việc khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng thông thường cũng không kém phức tạp, bất cập. Vì cát sỏi được hình thành theo quy luật tự nhiên của dòng sông, phụ thuộc lưu lượng dòng chảy, địa hình, tích tụ, độ bồi lắng.., Cho nên việc quy hoạch đánh giá trữ lượng rất khó khăn, độ chính xác không cao, cát tặc thường xuyên khai thác ở những nơi giáp ranh, địa bàn phức tạp ở các địa phương để dễ lẩn trốn.

Đại biểu cho biết, hiện nay hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường cao tốc Bắc Nam đã được Quốc hội thông qua và từng bước triển khai thực hiện ở một số địa phương. Nhu cầu sử dụng cát, sỏi thông thường để san lấp gia tăng nên khả năng thiếu vật liệu rất lớn. Điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án, công trình.

Nhưng có điều nghịch lý là khối lượng đất đá thải ra từ các mỏ do chưa nghiên cứu đã sử dụng cho công trình, nếu có thì chỉ sử dụng cho công trình tại chỗ chưa được cấp phép di chuyển sang công trình khác vì lo ngại tiêu cực, đó là ở khu vực phía Bắc. Còn ở khu vực miền Trung cũng không ít bất cập khi các mỏ vật liệu được quy hoạch thì phần lớn do tư nhân quản lý, đơn vị thi công phải thỏa thuận để mua rất khó khăn về giá.

Riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long, theo dự báo, khan hiếm vật liệu san lấp vẫn tiếp diễn, không những cho các dự án đường cao tốc mà còn cả đối với các công trình dân dụng ở nhiều địa phương.

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?
Hiện tro xỉ tại các nhà máy nhiệt điện, phân bón đều đạt tiêu chuẩn sử dụng cho san lấp (theo TCVN 12249:2018) cũng như sử dụng cho bê tông, vữa xây và xi măng (QCVN 16:2023/BXD của Bộ Xây dựng) nhưng lại không được sử dụng cho san lấp nền các dự án giao thông (Ảnh: Thu Hường)

Trong khi đó, tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy đốt than thải ra hằng năm rất lớn nhưng vẫn chưa được sử dụng thay thế vật liệu xây dựng làm đường vì chưa được nghiên cứu kỹ càng và hướng dẫn thực hiện; có sử dụng cũng không đáng kể, nhiều nơi được chôn lấp bỏ trống thành đống rất lãng phí, cũng có khả năng ảnh hưởng đến môi trường về lâu dài.

Theo đại biểu, thời gian qua đã có trường hợp xỉ than đem bán chui ở nước ngoài, gây thất thoát tài nguyên. Đối với cát biển đã được sử dụng thực hiện thí điểm là tín hiệu mừng để thay thế cát sông đang khan hiếm trong xây dựng làm đường. Tuy nhiên, đại biểu quan tâm là liệu cát biển có an toàn vệ sinh môi trường hay không? Có giải pháp hạ âm từ 60 tới 100 cm kết hợp với việc dùng vật liệu địa chất bao bọc lại để không cho nước biển lẫn lộn trong cát thoát ra ngoài ở môi trường.

Từ những chia sẻ trên, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị Chính phủ, bộ, ngành có giải pháp cần thiết để sử dụng đất đá thải ra từ các mỏ khoáng sản, xỉ than từ các nhà máy điện để sử dụng thay thế cho cát sông làm vật liệu thông thường.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vật liệu xây dựng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Anh Nguyễn Trí Thức là lãnh đạo gương mẫu, luôn đi đầu trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng công việc, là tấm gương sáng tại Công ty Thủy điện Quảng Trị.

Tin cùng chuyên mục

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng:

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Vụ công ty GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng từ tiền góp tài sản của hơn 7.500 khách hàng dấy lên hồi chuông báo động trong quản lý, giám sát công ty huy động vốn.
Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Công an TP. Hồ Chí Minh đang tạm giữ ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây do liên quan đến ma tuý. Trước đó, nhiều nghệ sĩ cũng từng dính dáng đến tệ nạn xã hội này.
Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Giá vàng đang trượt dốc mạnh kể từ khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngã ngũ. Trong khi đó, nhu cầu huy động vốn của ngân hàng tăng cao, dấy lên cuộc đua lãi suất.
Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Giá vàng trong nước những ngày gần đây liên tục nhảy múa, tăng giảm liên tục chỉ trong ngày hoặc thậm chí vài giờ... kéo theo sự "quay cuồng" của người mua.
Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Nhằm hỗ trợ người nghèo tham gia 'lưới' an sinh, hơn 1.200 sổ bảo hiểm xã hội, 9.260 thẻ bảo hiểm y tế tổng giá trị gần 16 tỷ đồng được trao tặng sau bão Yagi.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Sửa đổi Luật Hóa chất: Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) đang trình Quốc hội cho ý kiến được đánh giá sẽ góp phần nâng cao công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Thất bại nhưng không nản, người phụ nữ U60 bán nhà để hiện thực khát vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới đã bắt đầu gặt hái được những thành công.
Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định 2960/QĐ-BCT ngày 6/11 về phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh Lai Châu) đã huy động cán bộ chiến sĩ giúp đỡ hộ dân sinh sống tại huyện Nậm Nhùn khắc phục, sửa chữa nhà ở bị xuống cấp…
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Với phương châm “mưa dầm thấm đất” của kỹ sư Lê Trọng Phước Sơn, hiện đang công tác tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, các vụ tai nạn về điện được giảm thiểu.
Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc.
Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đánh giá cao và đồng thuận với Luật Điện lực (sửa đổi), ông khẳng định chính sách đã rõ ràng, thực thi sớm sẽ đảm bảo an ninh điện.
Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng, Luật Điện lực (sửa đổi) cần thông qua càng sớm càng tốt đối với những nội dung đã rõ ràng và nhận được sự đồng thuận cao.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Chưa hết năm 2024 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chắc chắn có một năm báo hỷ khi riêng kim ngạch 10 tháng của năm 2024 đã vượt kỷ lục của cả năm 2023.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật của Đảng, Nhà nước đề ra.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Không chỉ đảm bảo an ninh, an toàn hóa chất, nhiều ý kiến kỳ vọng Luật Hóa chất (sửa đổi) sẽ tạo ra những thay đổi mới trong nền kinh tế Việt Nam.
Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đã đến lúc cần phải chấm dứt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có liên quan khi để các dự án đội vốn, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách.
Đồng Nai: Minh

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Sau 4 năm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ việc tặng rau miễn phí cho người lao động khó khăn, cuộc sống của anh Phạm Hồng Minh (Minh “râu”) có nhiều thay đổi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động