Chiêu trò xuyên tạc, chống phá qua các vụ án "chuyến bay giải cứu" và kit test Việt Á: Bổn cũ soạn lại

Khi Việt Nam đưa vụ “chuyến bay giải cứu” ra xét xử, các thế lực thù địch đã sử dụng các thủ đoạn quy chụp, vu cáo để phủ nhận thành tích chống dịch Covid-19.
Nhân vụ chuyến bay giải cứu, nhìn lại những quan chức “ngã ngựa” vì “quà” trên thế giới Đập tan luận điệu xảo trá, xuyên tạc của thế lực thù địch về vụ “chuyến bay giải cứu”

Có thể nói, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta luôn "được" các thế lực thù địch quan tâm để chống phá, xuyên tạc với những luận điệu lặp đi, lặp lại từ trước đến nay. Có thể kể đến như: “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng được vì Đảng cũng tham nhũng, suy thoái” hay là “xã hội Việt Nam thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng”… Để minh họa cho những luận điệu này, các thế lực thù địch cố tình bao biện rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần phát động chống tham nhũng nhưng chẳng bao giờ thành công, càng chống lại càng gia tăng”. Những kiểu "lập lờ đánh lận con đen" này nhằm mục tiêu gieo rắc tâm lý hoài nghi, dao động, mất niềm tin của Nhân dân vào Đảng, vào chế độ.

Chiêu trò  xuyên tạc, chống phá qua các vụ án
Những vụ án tham nhũng đều được xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật

Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi Việt Nam đưa vụ “chuyến bay giải cứu” ra xét xử, trong đó có nhiều cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp bị truy tố về các tội “đưa hối lộ”, “nhận hối lộ”, “môi giới hối lộ”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân”… Các thế lực thù địch đã nhân cơ hội để sử dụng các thủ đoạn quy chụp, vu cáo… nhằm thực hiện đến cùng dã tâm mượn phiên xét xử “chuyến bay giải cứu” để một mặt phủ định sạch trơn thành quả chống dịch Covid-19 của Đảng, Chính phủ và Nhân dân ta, một mặt mưu toan khoét sâu, kích động tâm lý dư luận hòng nhào nặn sự việc theo ý đồ đen tối của chúng.

Cần khẳng định rằng, tham nhũng là vấn nạn mang tính toàn cầu, xuất hiện và tồn tại hầu hết các nước trên thế giới, không phụ thuộc vào thể chế chính trị nào. Trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, nước ta đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn chuyển mình quan trọng đó, khó tránh khỏi việc nảy sinh những hạn chế, tiêu cực, trong đó nhức nhối nhất hiện nay vẫn là tệ tham nhũng, tiêu cực. Ý thức được vấn đề này, thời gian qua Đảng ta đã đề ra nhiều quan điểm, chủ trương quan trọng, then chốt thể hiện rõ quyết tâm đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, của hệ thống chính trị. Với quan điểm đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực là “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, những năm qua, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, xã hội quan tâm đã được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, có tác dụng cảnh báo, răn đe, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và trong bộ máy nhà nước.

Nhìn lại từ cuộc chiến đấu với đại dịch Covid-19, có thể thấy năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng GDP vẫn tăng trưởng gần 3%, là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trong khu vực và trên thế giới. Năm 2021 là năm kinh tế trong nước gặp phải khó khăn chưa từng có do đại dịch Covid-19 đã trực tiếp tác động tới mọi mặt của nền kinh tế. Thiệt hại kinh tế có thể tính từ năm 2020 và nếu tính cả 2 năm (2020 - 2021) lên tới 847 nghìn tỷ đồng, tương đương 37 tỷ USD. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,58% - đây là một thành công lớn trong bối cảnh đại dịch Covid-19. GDP năm 2022 của Việt Nam tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2022 do nền kinh tế khôi phục trở lại.

Có được những thành quả này là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Đảng, sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời của Chính phủ để hiện thực hóa những chủ trương, đường lối của Đảng ở thời điểm “chống dịch như chống giặc” thành những bước đi, chiến lược cụ thể ở từng giai đoạn.

Thành công trong giai đoạn chống dịch Covid-19 của Việt Nam song song với giữ ổn định và phát triển kinh tế đã được thế giới ghi nhận, đặc biệt là được thể hiện qua các con số tăng trưởng kinh tế nêu ở trên. Thế nhưng, với thái độ thù nghịch, chia rẽ, kích động, các thế lực thù địch luôn vin vào một vài “mảnh ghép đen” trong bức tranh chống dịch đi cùng giữ ổn định kinh tế của Việt Nam như vụ “chuyến bay giải cứu”, kít xét nghiệm Việt Á để phủ nhận thành quả to lớn của công cuộc chống dịch của Đảng, Nhà nước và toàn dân ta, coi mọi việc chỉ để tham nhũng; các đối tượng rêu rao rằng, tham nhũng ở Việt Nam hiện đã trở thành “hệ thống”, bản chất và muốn chống không còn cách nào khác phải thay đổi cơ chế, phải “xóa bỏ chế độ”!.

Thẳng thắn nhìn nhận rằng, có những thời điểm, ở một vài địa phương, chúng ta còn lúng túng trong chống dịch; thiệt hại và ảnh hưởng tới xã hội cũng có nhưng không kéo dài nhờ sự chuyển hướng kịp thời, linh hoạt của hệ thống chính trị; các sai phạm trong quá trình chống dịch bị xử lý quyết liệt, không có vùng cấm. Những bản án nghiêm minh đã được tuyên, những sai phạm vẫn tiếp tục được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ đảm bảo đúng người, đúng tội, giữ nghiêm kỷ cương phép nước.

Cũng cần phải nói thêm, hành vi trục lợi từ đại dịch Covid-19 không phải chỉ có ở Việt Nam như các thế lực thù địch rêu rao mà ở nhiều nước trên thế giới cũng xảy ra hiện tượng này. Đơn cử, theo báo The Guardian ngày 3/5/2022, Hãng dược Pfizer (Mỹ) đã kiếm gần 26 tỉ USD trong 3 tháng đầu năm, phần lớn từ vắc xin COVID-19 và thuốc trị COVID-19. Điều này đã dẫn đến việc Pfizer bị cáo buộc trục lợi từ đại dịch. Hay mới đây nhất, ngày 23/8, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết đã tịch thu hơn 1,4 tỷ USD bị chiếm đoạt từ quỹ hỗ trợ đại dịch Covid-19, đồng thời buộc tội hơn 3.000 bị can trên cả nước. Bộ Tư pháp Mỹ thông báo kết quả đợt thực thi pháp luật mới nhất trên toàn quốc nhằm chống tội phạm gian lận liên quan đến đại dịch Covid-19, trong đó nhà chức trách liên bang đã đưa ra các cáo buộc hình sự đối với 371 bị cáo liên quan đến việc gian lận hơn 836 triệu USD.

Mỹ đang điều tra nhiều vụ gian lận liên quan đến các chương trình hỗ trợ của chính phủ. Tháng 5/2021, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ - Garland đã lập một lực lượng đặc nhiệm xử lý gian lận trong đại dịch Covid-19.

Tháng 9/2022, Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo cho biết các đối tượng đã chiếm đoạt khoảng 45,6 tỷ USD từ chương trình bảo hiểm thất nghiệp trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát nghiêm trọng thông qua việc sử dụng hàng trăm nghìn mã số an sinh xã hội của những người đã qua đời hoặc những người không đủ điều kiện để nhận tiền hỗ trợ. Cũng vào thời gian trên, các công tố viên liên bang đã truy tố hàng chục đối tượng với cáo buộc đánh cắp 250 triệu USD từ một chương trình hỗ trợ lương thực cho trẻ em trong đại dịch Covid-19.

Những dẫn chứng nêu trên không phải để biện hộ cho cái sai của Việt Á, hay vụ “chuyến bay giải cứu”, vốn được xem là vết đen ám ảnh trong tổng thể thành quả chống dịch đầy tự hào của Việt Nam, mà để thêm một minh chứng về sự nói lấy được của các luận điệu xuyên tạc, vu cáo.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện quyết tâm không khoan nhượng với các hành vi tiêu cực, tham nhũng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định: "Nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào".

Trong một thế giới mở và phẳng như hiện nay, những thông tin xấu, độc được cắt ghép tinh vi, xuyên tạc trắng trợn dễ khiến người đọc bị “nhiễu”, thiếu kiểm chứng và dẫn đến có những suy nghĩ, quan điểm sai lệch. Vì thế, cần chắt lọc thông tin, nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc để đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, đấu tranh phản bác những âm mưu, thủ đoạn vu cáo, bịa đặt hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, cố tình phủ nhận những thành quả cách mạng mà Đảng và Nhân dân ta đã đạt được.

Linh Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng chống tham nhũng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác thông tin, tuyên truyền của Tổng cục Quản lý thị trường luôn bám sát sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Trong một clip 1 phút 48 giây được đăng tải trên mạng xã hội TikTok, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng, mục tiêu của ông ta là 'phụng sự lợi ích của quốc gia'.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xác định những nội hàm hết sức quan trọng về phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là "xương sống" của nền kinh tế.
Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cứ mỗi dịp Việt Nam có các ngày kỷ niệm lớn, mạng xã hội như Facebook, YouTube rồi TikTok lại xuất hiện những tài khoản “dự đoán, phân tích” về nhân sự A, B.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Những hành động xuyên tạc các chủ trương điều hành kinh tế, trong đó có quản lý giá xăng dầu luôn nằm trong tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch.
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xem là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ngành Công Thương luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Những thành tựu trong gần 40 năm đổi mới là minh chứng, luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đột phá cơ bản về lý luận và được minh chứng tính đúng đắn bằng thành tựu đổi mới...
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định 32/2024/NĐ-CP do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đã đưa ra nhiều điểm mới, tạo không gian thoáng hơn cho cụm công nghiệp phát triển.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban quý 2/2024.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động