Ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng, các doanh nghiệp của Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm phòng vệ thương mại Rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp cần sẵn sàng ứng phó

Vụ việc phòng vệ thương mại gia tăng nhanh

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đặc biệt là tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh qua từng năm.

Nếu như năm 2001 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mới đạt hơn 30 tỷ USD thì năm năm 2011 đã đạt 200 tỷ USD; năm 2021 đạt 668,5 tỷ USD. Về xuất khẩu của nước ta đã tăng từ mức 15 tỷ USD vào năm 2001 lên hơn 96 tỷ USD vào năm 2011, và đạt 336 tỷ USD vào năm 2021.

Với kết quả này, Việt Nam đã trở thành 1 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Xuất khẩu đã trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cán cân thương mại hàng hóa đã có thặng dư, năm sau cao hơn năm trước.

Ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại
Bộ Công Thương đang đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm nhằm đảm bảo xuất khẩu bền vững cho hàng hoá Việt Nam

Xuất khẩu tăng trưởng nhanh cho thấy năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều ngành đã cao hơn, hàng hóa của Việt Nam đã thâm nhập được và có chỗ đứng tại nhiều thị trường.

Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các ngành sản xuất tại nước nhập khẩu, khiến các ngành sản xuất này có thể phải yêu cầu chính phủ sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để bảo vệ mình.

Do đó, cùng với việc kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Bộ Công Thương cho biết, trên thực tế, số lượng vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của ta đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Tính đến hết quý I năm 2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 212 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài.

Trong số đó, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại chiếm 25 vụ và ngày càng có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung và khi Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA.

Đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm

Khi các doanh nghiệp xuất khẩu của một nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp này thường tìm cách khắc phục bằng việc chuyển sản xuất sang nước khác. Trong khi đó, với chính sách thuận lợi đối với đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang là một trong những lựa chọn của các doanh nghiệp đó để dịch chuyển sản xuất.

Tuy nhiên, điều này khiến xuất khẩu từ Việt Nam gia tăng đột biến, khiến Việt Nam dễ trở thành đối tượng theo dõi, điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ và bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bổ sung hoặc chế tài xử phạt của nước nhập khẩu.

Đối với các ngành xuất khẩu của Việt Nam, việc bị nước ngoài điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp sẽ dẫn tới những tác động tiêu cực như ảnh hưởng đến ngành hàng liên quan và các doanh nghiệp sản xuất/ xuất khẩu chân chính, làm giảm uy tín hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mà lâu dài còn tác động tiêu cực tới sức cạnh tranh của cả nền kinh tế nước ta nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia hàng loạt FTA có yêu cầu cao về xuất xứ.

Với quyết tâm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2019 phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ (Đề án 824) và Chính phủ ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2019 về một số biện pháp cáp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.

Để triển khai Đề án 824, Bộ Công Thương đã và đang theo dõi biến động xuất khẩu của 36 mặt hàng và định kỳ đưa ra danh sách cảnh báo gồm 11 mặt hàng để thông tin cho các cơ quan chức năng, các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác.

Trên cơ sở danh sách cảnh báo do Bộ Công Thương cung cấp, các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã phối hợp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xác minh việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ, khai báo xuất xứ khi thông quan, đăng ký đầu tư nước ngoài.

Kết quả xác minh đã phát hiện một số doanh nghiệp cá biệt có vi phạm về xuất xứ hàng hóa hoặc chỉ thực hiện các công đoạn sản xuất có hàm lượng giá trị gia tăng không đáng kể tại Việt Nam, từ đó các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý phù hợp.

Kết quả tích cực

Kể từ thời điểm lần đầu tiên Bộ Công Thương công bố danh sách cảnh báo vào tháng 7 năm 2019, tới nay đã có 7 sản phẩm nằm trong danh sách cảnh báo bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại, cụ thể là gỗ dán có nguyên liệu làm từ gỗ cứng, đệm mút, lốp xe ô tô, ống đồng, mật ong, thép chống ăn mòn, gạch men.

Theo Bộ Công Thương, thông qua công tác cảnh báo sớm, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã chủ động trong công tác ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài.

Trong đó, Bộ Công Thương đã sớm tiếp cận với các doanh nghiệp trong ngành để cung cấp thông tin, giúp các doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra; các công việc doanh nghiệp cần thực hiện; các kịch bản có thể xảy ra. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị để đáp ứng đầy đủ, chính xác nhất các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng hợp tác về chống lẩn tránh và gian lận xuất xứ với các cơ quan liên quan của nước ngoài, đề xuất một số ý tưởng như Cơ chế đăng ký xuất khẩu tự nguyện nhằm tăng cường sự phối hợp, chia sẻ thông tin của Việt Nam với các nước trong việc xử lý vấn đề này, nâng cao uy tín và thương hiệu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, để giúp các cơ quan chức năng tăng cường các hoạt động đấu tranh chống lẩn tránh thông qua gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước, chủ động hơn trong việc xử lý, ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2020 phê duyệt Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại (Đề án 316).

Theo Bộ Công Thương, các hoạt động cảnh báo sớm hỗ trợ doanh nghiệp dù mới được triển khai nhưng đã thu được một số kết quả tích cực ban đầu. Ví dụ, trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chiếm 95,5% tổng kim ngạch xuất khẩu lốp xe của Việt Nam sang Hoa Kỳ không bị áp thuế chống bán phá giá. Trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống đồng, thuế chống bán phá giá đối với doanh nghiệp Việt Nam là 8,35%, thấp hơn nhiều so với mức do ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ cáo buộc 110%.

Bên cạnh danh sách cảnh báo sớm, nhằm giúp doanh nghiệp và hiệp hội hiểu rõ hơn về quy định điều tra chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các hiệp hội ngành hàng tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề để phổ biến các quy định về xuất xứ, quy định về phòng vệ thương mại đến các doanh nghiệp trong ngành nhằm ngăn chặn từ đầu những hành vi khai báo thông tin không chính xác và việc tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan liên quan xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm theo lộ trình tại Đề án 316 và thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 824 nhằm tăng cường hơn nữa việc quản lý, giám sát các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp để đảm bảo uy tín hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ngăn chặn không để tình trạng gian lận xuất xứ của một bộ phận ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu làm ăn chân chính.

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Quy định

Quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu' gây khó cho doanh nghiệp thủy sản

Việt Nam - Bulgaria còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, nâng tầm quan hệ

Việt Nam - Bulgaria còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, nâng tầm quan hệ

Nguồn cung hạn chế, lượng cà phê xuất khẩu có xu hướng giảm

Nguồn cung hạn chế, lượng cà phê xuất khẩu có xu hướng giảm

Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác song phương lĩnh vực lâm nghiệp

Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác song phương lĩnh vực lâm nghiệp

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam: Tài liệu tham khảo rất có giá trị

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam: Tài liệu tham khảo rất có giá trị

Ông Lê Triệu Dũng: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Ông Lê Triệu Dũng: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Điện thoại và linh kiện mất vị trí nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc

Điện thoại và linh kiện mất vị trí nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc

Campuchia là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam

Campuchia là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam

Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam (Vilog 2024): Thiết lập hệ sinh thái xanh trong ngành logistics

Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam (Vilog 2024): Thiết lập hệ sinh thái xanh trong ngành logistics

Hiệp hội, ngành hàng kiến nghị gì với Tham tán nông nghiệp?

Hiệp hội, ngành hàng kiến nghị gì với Tham tán nông nghiệp?

Lượng tồn kho tăng trở lại, giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh

Lượng tồn kho tăng trở lại, giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh

Quy mô xuất khẩu tăng: Nhiều mặt hàng nguy cơ bị áp thuế phòng vệ thương mại

Quy mô xuất khẩu tăng: Nhiều mặt hàng nguy cơ bị áp thuế phòng vệ thương mại

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra vào EU?

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra vào EU?

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

Doanh nghiệp lúa gạo làm gì để chào giá xuất khẩu có lợi?

Doanh nghiệp lúa gạo làm gì để chào giá xuất khẩu có lợi?

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Tăng cường kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ

Tăng cường kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ

Xem thêm