Chủ nhật 29/12/2024 20:49

Ùn ứ hàng hoá tại cửa khẩu Lạng Sơn chưa thể giải quyết dứt điểm

Những tháng cuối năm nhu cầu tiêu dùng dịp lễ, Tết của thị trường Trung Quốc tăng cao; một số hàng nông sản phía Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu ở địa phương khác nên lượng hàng hóa tập trung về các cửa khẩu Lạng Sơn nhiều. Điều này khiến tình trạng ùn ứ nông sản tại khu vực này tăng cao.

Hơn 800 xe thông quan mỗi ngày

Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, từ thời điểm tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" đã giúp khôi phục lại hoạt động sản xuất, tăng lượng hàng hóa xuất khẩu đưa lên cửa khẩu dẫn đến tình trạng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới trên địa bàn là tỉnh Lạng Sơn.

Tại cửa khẩu Tân Thanh, lượng phương tiện xuất nhập khẩu trung bình khoảng 300 xe/ngày

Hiện nay, trung bình lượng phương tiện xuất nhập khẩu được thông quan qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn khoảng 825 xe/ngày. Trong đó, tại cửa khẩu Hữu Nghị lượng phương tiện xuất nhập khẩu trung bình khoảng 450 xe/ngày (xuất khẩu 120 xe/ngày, nhập khẩu 330 xe/ngày); tại cửa khẩu Tân Thanh lượng phương tiện xuất nhập khẩu trung bình khoảng 300 xe/ngày (xuất khẩu 200 xe/ngày, nhập khẩu 100 xe/ngày); tại cửa khẩu Chi Ma lượng phương tiện xuất nhập khẩu khoảng 75 xe/ngày (xuất khẩu 40 xe/ngày, nhập khẩu 35 xe/ngày); lượng phương tiện đưa lên cửa khẩu ngày càng nhiều hơn so với năng lực thông quan nên lượng xe còn tồn tại khu vực bến bãi, cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang tăng cao, tổng lượng xe tồn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến sáng ngày 13 tháng 12 năm 2021 là 4.304 xe (trong đó: cửa khẩu Hữu Nghị: 1.083 xe, cửa khẩu Chi Ma 747 xe, cửa khẩu Tân Thanh: 2474 xe).

Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương chỉ rõ, do nhiều nguyên nhân, tình trạng ùn ứ, tồn đọng hàng hóa nhất là nông sản, trái cây tại các cửa khẩu phía Bắc, nhất là trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chưa thể giải quyết dứt điểm được trong trước mắt. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã thường xuyên có văn bản, khuyến cáo gửi các địa phương, doanh nghiệp về vấn đề nêu trên.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các cơ quan quản lý cửa khẩu của cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã phải tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Cho tới nay, nhờ nỗ lực của cả hai bên, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa về cơ bản vẫn được duy trì nhưng năng lực thông quan chưa được cải thiện nhiều do cả hai bên đều đặt ưu tiên hàng đầu cho các biện pháp chống dịch. Nhân lực tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu, vận chuyển, giao nhận, bốc xếp, sang tải hàng hóa tại khu vực cửa khẩu của cả phía Việt Nam và phía Trung Quốc cũng vẫn còn thiếu.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan theo dõi sát tình hình thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và các động thái của Cơ quan quản lý của phía Trung Quốc để có biện pháp điều tiết xuất nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, tỉnh Lạng Sơn đang tích cực trao đổi với Chính quyền địa phương phía Trung Quốc để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, nhất là mặt hàng nông sản của ta xuất sang Trung Quốc.

Khắc phục tình trạng ùn ứ

Do các nguyên nhân như nêu trên, tình trạng ùn ứ, tồn đọng hàng hóa nhất là nông sản, trái cây tại các cửa khẩu phía Bắc, nhất là trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chưa thể giải quyết dứt điểm được trong trước mắt. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã thường xuyên có văn bản, khuyến cáo gửi các địa phương, doanh nghiệp về vấn đề nêu trên.

Vừa qua, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương đã có văn bản khuyến cáo gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Hiệp hội, ngành hàng, hộ nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản và trái cây trươi trên địa bàn.

Cụ thể, thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình từ các tỉnh biên giới phía Bắc để chủ động cân nhắc, điều chỉnh nhịp độ đưa hàng lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan của các cửa khẩu.

Chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch (mua bán theo hợp đồng, với các điều kiện giao dịch, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính,…).

Đẩy nhanh triển khai thực hiện đáp ứng các quy định của phía Trung Quốc tại Lệnh 248, Lệnh 249 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022; đồng thời, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn,… cũng như các yêu cầu khác có liên quan để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với bạn hàng nước ngoài.

Trong thời gian tới, dịch Covid-19 được dự báo diễn biến tiếp tục phức tạp, khó lường; một số mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch; vào dịp Lễ tết (Tết Nguyên đán) của ta và Trung Quốc là thời điểm cao điểm xuất khẩu hàng hóa qua ta sang thị trường Trung Quốc, lưu lượng hàng hóa và phương tiện lên cửa khẩu sẽ tiếp tục còn tăng cao, áp lực đối với năng lực thông quan tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, nhất là trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là rất lớn. Do đó, để thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế, các địa phương, doanh nghiệp và hộ nông dân được khuyến cáo thường xuyên cập nhật diễn biến thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc để chủ động có kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, xuất khẩu hàng hóa, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác; kịp thời trao đổi với Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan cùng phối hợp xử lý những vấn đề phát sinh.

Lan Phương

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới