Thực phẩm vi phạm khi xuất khẩu sang Trung Quốc: Doanh nghiệp cần thay đổi để thích nghi |
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu sắn lát (mã HS 071410) của Trung Quốc đạt 1,25 tỷ USD, tăng 91,8% so với cùng kỳ năm 2020. Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Indonesia và Tanzania là 5 thị trường cung cấp sắn lát cho Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2021.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được 1,44 triệu tấn tinh bột sắn, trị giá 673,18 triệu USD, tăng 0,7% về lượng và tăng 19% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 |
Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2021, với 423,13 nghìn tấn, trị giá 195,13 triệu USD, giảm 44,8% về lượng và giảm 34,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm 16,9%, giảm mạnh so với mức 38,2% của cùng kỳ năm 2020.
Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, trong vài tuần vừa qua, do ảnh hưởng của gió mùa và áp thấp, nhiều nhà máy khu vực Tây Nguyên và phía Bắc phải dừng chạy máy hoặc chạy không đều vì thiếu nguyên liệu. Trong khi đó, với chính sách “Zero Covid” nên phía Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ việc giao hàng qua cửa khẩu khiến tiến độ giao hàng rất chậm. Các nhà máy tại Trung Quốc vẫn trong tình trạng sản xuất với công suất thấp cho dù đã vào chính vụ, do đó nhu cầu mua tinh bột sắn từ Việt Nam giảm nhiều so với cùng thời điểm các năm trước.
Giá chào bán sắn lát khô của Việt Nam tới Trung Quốc ở mức khoảng 275 USD/tấn FOB Quy Nhơn. Tuy nhiên, do khan hiếm tàu, giá mua hàng thực tế đến cảng Trung Quốc có thời điểm ở mức 300 USD/tấn CFR. Giá tinh bột sắn được các nhà máy Việt Nam chào bán trong khoảng 480- 485 USD/tấn FOB cảng TP. Hồ Chí Minh, do giá thu mua nguyên liệu đầu vào chưa giảm và chi phí đóng hàng cao.