Thực phẩm vi phạm khi xuất khẩu sang Trung Quốc: Doanh nghiệp cần thay đổi để thích nghi

9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam có 138 lượt hàng hóa thực phẩm (chưa tính nhóm hàng rau quả) vi phạm khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Con số này chiếm 7,3% tổng lượt hàng hóa thực phẩm vi phạm của các nước xuất khẩu vào thị trường này.
Xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc: Cần phối hợp xây dựng chiến lược tổng thể Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Thích ứng với quy định mới

Đây là con số được ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc chia sẻ tại “Hội thảo quốc tế phổ biến cách tiếp cận và quy định mới của thị trường Trung Quốc đối với nông sản, thực phẩm nhập khẩu”, diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, do Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều ngày 15/11.

0007-xuat-khau-thuy-san
Ảnh minh họa

Lỗi vi phạm có cả khách quan và chủ quan

Về những khó khăn của doanh nghiệp trong xuất khẩu nông sản thực phẩm, ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cho hay: Trung Quốc vẫn chưa mở cửa thị trường cho nhiều loại sản phẩm nông thủy sản cho Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc đưa ra các quy định, tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bao bì đóng gói. Mặt khác, do ảnh hưởng, tác động của dịch Covid-19, Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện nhập cảnh… Nông sản, thực phẩm Việt Nam hiện vẫn khó khăn trong tiếp cận hệ thống phân phối, siêu thị lớn.

Về tình trạng vi phạm khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang thị trường Trung Quốc, ông Nông Đức Lai cho hay, giai đoạn từ 2016 đến tháng 8/2020 có hơn 13 nghìn lượt hàng hóa nhập khẩu từ 122 quốc gia và vùng lãnh thổ vi phạm các tiêu chuẩn quy định của Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước có vi phạm các quy định tiêu chuẩn nhập khẩu vào thị trường này. Vi phạm nhiều nhất lần lượt là các sản phẩm đồ uống (chưa tính rượu bia) chiếm gần 19%; thực phẩm sấy khô chiếm 13,44%; kẹo và sô-cô-la, thủy sản và các chế phẩm thủy sản cũng đứng ở TOP đầu vi phạm nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc. “Không thể nói việc các nước này vi phạm nhiều thì các sản phẩm nông sản của họ có tiêu chuẩn thấp, mà do các nước này xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm sang thị trường Trung Quốc với khối lượng rất lớn”, ông Nông Đức Lai nhận định.

9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam có 138 lượt hàng hóa thực phẩm (chưa tính nhóm hàng rau quả) trong tổng số 1.878 lượt hàng hóa thực phẩm của các nước xuất khẩu vào Trung Quốc vi phạm (chiếm 7,3% tổng lượt hóa vi phạm). Giai đoạn 2016-2020, Việt Nam nằm trong Top 10 các nước vi phạm nhưng chỉ chiếm 4,2%. Như vậy, hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vi phạm có xu hướng tăng lên.

Nguyên nhân do vi phạm các tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm như: phụ gia thực phẩm vượt quá tiêu chuẩn cho phép; kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn quy định; có vi sinh vật gây bệnh. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân vi phạm về quy trình thủ tục gồm: không đầy đủ chứng nhận theo yêu cầu nhập khẩu; sản phẩm không nằm trong danh mục nhập khẩu. Ngoài ra, còn có các vi phạm về tem nhãn, bao bì, thời hạn sử dụng…. “Đối với sản phẩm bánh pía, trong bối cảnh dịch Covid-19, phía Trung Quốc tăng cường kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa tắc nghẽn tại cảng, trong khi thời hạn sử dụng bánh pía là 2 tháng, dẫn đến tình trạng khi lấy hàng hóa ra thì hàng hóa vi phạm thời hạn sử dụng”, ông Nông Đức Lai cho biết.

Cũng theo ông Nông Đức Lai, một số vi phạm trong quy định tiêu chuẩn chất lượng đối với thủy sản khiến từ năm 2020 đến nay đã có hơn 30 doanh nghiệp thủy sản bị phía Hải quan Trung Quốc tạm dừng tư cách xuất khẩu. Gần đây nhất, Trung Quốc tạm dừng tư cách xuất khẩu với 7 mã vùng trồng và 8 mã cơ sở đóng gói của Việt Nam. “Từ khi nhận được báo cáo đánh giá kết quả điều tra nguyên nhân hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục của doanh nghiệp chúng tôi đã chuyển cho phía Hải quan Trung Quốc, nhưng đến nay, chưa có doanh nghiệp nào được khôi phục lại tư cách xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp cần phải lưu ý vấn đề này. Đừng để tái phạm nhiều lần dẫn đến bị dừng tư cách xuất khẩu. Bởi đã dừng rồi thì việc khôi phục lại sẽ rất khó khăn”, ông Nông Đức Lai khuyến nghị.

Đổi mới sản xuất, tăng chất để vượt hàng rào kỹ thuật

Theo ông Tô Ngọc Sơn- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương), sự gia tăng số lượng người dân thuộc tầng lớp trung lưu đặt ra yêu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc đối sản phẩm ngày càng cao, đặc biệt phải là mặt hàng có chất lượng tốt, truy xuất nguồn gốc. Phía Trung Quốc cũng đã đưa ra những điều chỉnh chính sách trong nhập khẩu nông sản, thực phẩm hàng hóa vào thị trường này. Đặc biệt, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành Lệnh số 248 “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” và Lệnh số 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu" quy định toàn bộ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm xuất khẩu đi Trung Quốc đều phải đăng ký với Hải quan Trung Quốc.

Trong đó, nhóm 1 gồm 18 nhóm mặt hàng gồm: thịt và các sản phẩm thịt; Sản phẩm thủy sản; Sản phẩm từ sữa; Yến sào và sản phẩm từ tổ yến; Ruột động vật (dùng làm vỏ xúc xích); Sản phẩm từ ong; Trứng và các sản phẩm trứng; Dầu thực phẩm và nguyên liệu; Bánh có nhân các loại; Ngũ cốc dùng làm thực phẩm; Sản phẩm bột ngũ cốc và mạch nha; Các loại rau tươi, rau tách nước (rau khô, rau sấy) và đậu khô; Gia vị nguồn gốc tự nhiên; Quả hạch và các loại hạt; Trái cây sấy khô; Hạt cà phê và ca cao chưa rang; Thực phẩm ăn kiêng đặc biệt; Thực phẩm chức năng, đăng ký thông qua các cơ quan quản lý nhà nước. Nhóm 2 gồm thực phẩm ngoài 18 mặt hàng thuộc nhóm 1 đăng ký trực tiếp với Hải quan Trung quốc thông qua trang web www.singlewindow.cn.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý đã giải đáp các thắc mắc của các doanh nghiệp đồng thời hỗ trợ phổ biến thông tin, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu mới của Trung Quốc tại Lệnh số 248 và Lệnh số 249 đối với nông sản, thực phẩm nhập khẩu. Bên cạnh đó, hướng dẫn đăng ký xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đối với doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu.

Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính. Yêu cầu chất lượng và hàng rào kỹ thuật của Trung Quốc đối với hàng nông, thủy sản ngày càng cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới chất lượng, phương thức sản xuất.

Cơ quan quản lý và chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp cần tổ chức sản xuất, tăng cường áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định về kiểm nghiệm kiểm dịch ngày càng cao của phía Trung Quốc. Các vùng nuôi, trồng nông thủy sản, các cơ sở chế biến đóng gói phải đảm bảo các điều kiện sản xuất, tiêu chuẩn an toàn đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng an toàn vệ sinh thực phẩm, kể cả trường hợp nước nhập khẩu cần kiểm tra. Chú trọng và quan tâm vấn đề về bao bì, không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu, quy định của Trung Quốc mà còn nâng cao giá trị của sản phẩm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với sản xuất và các sản phẩm nông sản, thực phẩm.

Lệnh 248 và Lệnh 249 có hiệu lực từ 1/1/2022 và dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm của Việt Nam đã và đang có nhu cầu xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc. Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, ông Tô Ngọc Sơn cho hay, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì) phổ biến tới địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp triển khai thực hiện đáp ứng các quy định tại Lệnh 248 và Lệnh số 249 của Trung Quốc. Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục đôn đốc Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm phản hồi và cấp mã số đăng ký đối với danh sách doanh nghiệp sản xuất thực phẩm của Việt Nam, đảm bảo cho hoạt động thương mại song phương được duy trì ổn định.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điểm sáng gạo Việt

Điểm sáng gạo Việt

Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu không tác động lớn đến gạo Việt. Với sự khẳng định về chất, gạo Việt có những bước đi chắc hơn và bền hơn tại thị trường xuất khẩu.
Thông tư tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam, tái xuất sang Hoa Kỳ

Thông tư tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam, tái xuất sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương tăng cường quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ, giảm thiểu nguy cơ Hoa Kỳ có thể áp dụng biện pháp siết chặt hơn nữa với gỗ dán của Việt Nam.
Thông tư quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu

Thông tư quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu

Ngày 8/10/2024, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 18/2024/TT-BCT quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.
Giá tăng kỷ lục, cà phê xuất khẩu chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai

Giá tăng kỷ lục, cà phê xuất khẩu chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai

Cà phê có giá tăng cao kỷ lục đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.
Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Buổi làm việc giữa Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển và đoàn doanh nghiệp VCCI nhằm tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ… vào thị trường Bắc Âu.

Tin cùng chuyên mục

Nghêu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Nghêu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam, nghêu đang là nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, với tỷ trọng chiếm trên 52% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 8/10/2024

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 8/10/2024

Theo Bộ Công Thương, danh sách thương nhân xuất khẩu gạo cả nước tính đến ngày 8/10/2024 gồm 157 thương nhân.
9 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 9 tháng năm đạt 991 triệu USD, trong đó, tiêu đen đạt 781,9 triệu USD, tiêu trắng đạt 142,1 triệu USD.
Việt Nam nhập khẩu dược phẩm nhiều nhất từ thị trường nào?

Việt Nam nhập khẩu dược phẩm nhiều nhất từ thị trường nào?

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ các thị trường Pháp, Mỹ, Đức, Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2024.
Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Tổng cục Hải quan hiện đang xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử…
Kim ngạch xuất khẩu cá tra 9 tháng ước đạt gần 1,5 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu cá tra 9 tháng ước đạt gần 1,5 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), xuất khẩu cá tra 9 tháng năm 2024 mang về kim ngạch 1,46 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại biên giới

Thương mại biên giới có vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương của nước ta. Các cơ quan chức năng đang đẩy mạnh giải pháp tăng trưởng khu vực này.
Việt Nam-Lào: Tối đa hóa tiềm năng, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 2 tỷ USD

Việt Nam-Lào: Tối đa hóa tiềm năng, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 2 tỷ USD

Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào mong muốn tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD bằng cách tối đa hóa tiềm năng hợp tác thương mại sẵn có.
Năm 2024, xuất nhập khẩu hàng hóa có thể đạt mốc kỷ lục 800 tỷ USD

Năm 2024, xuất nhập khẩu hàng hóa có thể đạt mốc kỷ lục 800 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đã đi được 3/4 thời gian của năm với bức tranh có nhiều màu sắc tươi mới. Dự báo, xuất nhập khẩu sẽ đạt mốc kỷ lục 800 tỷ USD trong năm nay.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD

Xuất khẩu hàng hóa dự báo lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD

Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024 thì tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD.
Giá cà phê xuất khẩu lao dốc ngay trước thềm vụ thu hoạch mới

Giá cà phê xuất khẩu lao dốc ngay trước thềm vụ thu hoạch mới

Thông tin cơ bản xoay chiều, cùng sự dịch chuyển dòng tiền khi căng thẳng địa chính trị leo thang là nguyên nhân hàng đầu gây sức ép lên giá cà phê xuất khẩu.
Dư địa lớn cho xuất khẩu những tháng cuối năm

Dư địa lớn cho xuất khẩu những tháng cuối năm

9 tháng, xuất khẩu là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam. Dư địa xuất khẩu tháng cuối năm 2024 là rất lớn.
9 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 16,3%

9 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 16,3%

Theo số liệu mới công bố sáng ngày 6/10 của Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa quý IV: Dồn lực về đích

Xuất khẩu hàng hóa quý IV: Dồn lực về đích

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Hiện, các doanh nghiệp đang chạy đua để hoàn thiện những kế hoạch đặt ra cho cả năm 2024.
Xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn tăng cao

Xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn tăng cao

9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu của tất cả các loại hình qua địa bàn tỉnh đạt 46.362,2 triệu USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Campuchia là nhà cung cấp lớn nhất hạt điều cho Việt Nam

Campuchia là nhà cung cấp lớn nhất hạt điều cho Việt Nam

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu điều từ thị trường Campuchia, đạt 797.000 tấn, tăng 32% về lượng và 25% về trị giá so với cùng kỳ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không hạ mục tiêu tăng trưởng toàn ngành năm 2024

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không hạ mục tiêu tăng trưởng toàn ngành năm 2024

Với việc tăng tốc phục hồi sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ vọng tăng trưởng toàn ngành năm 2024 sẽ đạt 3,2 - 4%.
Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước đạt 578,47 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024

Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước đạt 578,47 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước ước đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
9 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 46,28 tỷ USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 46,28 tỷ USD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%.
Xuất khẩu cao su sang Malaysia tăng trưởng ba con số

Xuất khẩu cao su sang Malaysia tăng trưởng ba con số

Tính từ đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 11,6 nghìn tấn cao su sang thị trường Malaysia, trị giá 16 triệu USD, tăng 178% về lượng và 194% về kim ngạch.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động