Thứ sáu 03/01/2025 03:19

Triển khai cơ chế một cửa quốc gia: Thay đổi cơ bản phương thức kiểm tra chuyên ngành

Tính đến ngày 31/12/2020, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 207 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành được chính thức triển khai, với xấp xỉ 3,55 triệu hồ sơ của hơn 43.800 doanh nghiệp (DN).

Theo Tổng cục Hải quan, 2020 là năm kinh tế thế giới và trong nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động của thiên tai, lũ lụt và đặc biệt là dịch bệnh Covid-19. Trước tình hình đó, Tổng cục Hải quan đã có nhiều nỗ lực thực hiện và hoàn thành mục tiêu kép về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ. Đó là tiếp tục thực hiện tốt các Nghị quyết 01, 02/NQ-CP của Chính phủ ban hành trong các năm qua…

Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, việc triển khai toàn diện thủ tục hải quan điện tử đã tạo ra bước cải cách đột phá cho hoạt động xuất nhập khẩu. Thời gian làm thủ tục hải quan được rút ngắn thông qua việc tiếp nhận thông tin tờ khai hải quan và phản hồi kết quả phân luồng tờ khai từ 1 đến 3 giây. Qua đó, giúp giảm thiểu chứng từ, giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan.

Chi phí lưu kho của hàng xuất khẩu giảm mạnh

Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, Cơ chế một cửa quốc gia đã làm thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

Nhờ triển khai tốt Cơ chế một cửa quốc gia, ước tính với trên 11 triệu tờ khai của năm 2020, DN đã tiết kiệm được trên 200 triệu USD cho thủ tục thông quan; tiết kiệm trên 16 triệu giờ lưu kho đối với hàng xuất khẩu (với 5,36 triệu tờ khai xuất khẩu) và trên 34 triệu giờ lưu kho bãi đối với hàng nhập khẩu (với 5,72 triệu tờ khai nhập khẩu).

Theo các báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) về môi trường kinh doanh công bố trong các năm từ 2018-2020, chỉ số thành phần về chi phí và thời gian trong chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam tiếp tục được duy trì. Như vậy, so với công bố của WB năm 2017, thời gian thông quan trực tiếp tại cửa khẩu của Việt Nam đối với hàng xuất khẩu giảm 3 giờ (từ 58 xuống 55 giờ); đối với hàng nhập khẩu giảm 6 giờ (từ 62 xuống 56 giờ). Chi phí thông quan trực tiếp tại cửa khẩu cho 1 lô hàng giảm 19 USD.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn khẳng định, trong thời gian tới, mục tiêu là xây dựng, phát triển Hải quan Việt Nam định hướng đến năm 2030 với mô hình quản lý hiện đại, thông minh, ứng dụng tối đa công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; hoạt động chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả; tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hợp pháp, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích của quốc gia. Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác hải quan, tạo thuận lợi cho thương mại và các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa để rút ngắn thời gian, chi phí thông quan hàng hóa; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách trong lĩnh vực hải quan…

Việt Nam là một trong 5 quốc gia đầu tiên chính thức trao đổi thông tin xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D thông qua Cơ chế một cửa ASEAN với 4 quốc gia trong khu vực là Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Qua đó, góp phần đẩy mạnh Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và DN ngày càng tốt hơn.
Quỳnh Anh

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD

10 dấu ấn nổi bật năm 2024 - nhiều nội dung đậm nét ngành Công Thương

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD