Thứ bảy 09/11/2024 04:33

Trâu bò nhập lậu, Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn lên tiếng

Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn vừa gửi công văn đề nghị cơ quan chức năng kiểm soát trâu bò nhập lậu để phòng chống dịch bệnh và bảo vệ chăn nuôi trong nước.

Trong công văn số 135/CV-HHGSL ngày 7/12/2022 do PGS.TS Hoàng Kim Giao – Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn gửi Cục Thú y và Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nêu rõ, chăn nuôi gia súc nhai lại đặc biệt là chăn nuôi bò ở nước ta đang được nhà nước ưu tiên, khuyến khích đầu tư phát triển. Hiện nay nguồn cung thịt bò trong nước mới chỉ đáp ứng được 40 - 45% nhu cầu tiêu thụ, phần lớn còn lại phải nhập khẩu (chính ngạch) từ bên ngoài.

ảnh minh họa

Theo phản ánh của một số phương tiện truyền thông, thời gian qua tại một số địa phương xảy ra tình trạng nhập khẩu bò sống chưa có kiểm soát và kiểm dịch. Trâu bò này khi được đưa vào giết thịt cung cấp ra thị trường sẽ nảy sinh vấn đề về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng.

Mặt khác, chính lượng trâu bò nhập khẩu không kiểm soát này là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong nước, thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi và công tác phòng chống dịch.

Chính vì vậy, ông Hoàng Kim Giao kiến nghị các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kiểm tra lại thông tin về việc đàn vật nuôi nhập từ nước ngoài vào không được kiểm tra, kiểm dịch, tiêu trùng, khử độc mà vẫn có giấy kiểm dịch.

Đồng thời đề nghị kiểm tra trên toàn quốc về việc có cơ sở nào nuôi bò trước giết mổ cho ăn Salbutamol hoặc các chất cấm khác. Xử lý nghiêm các cơ sở và cá nhân vi phạm luật Chăn nuôi, luật Thú y cũng như các quy định của pháp luật.

Chiều 7/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ký văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, đặc biệt các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, đề nghị tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn vận chuyển, buôn bán trái phép trâu, bò qua biên giới.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới khu vực miền Trung vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục…

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Khu vực Miền Trung - Tây Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý