Thứ bảy 23/11/2024 05:55

Trái vải không hạt Việt Nam bán tại Anh có giá tương đương 480.000 - 540.000 đồng

Giá bán lẻ trái vải không hạt vào Anh đạt 16-18 bảng Anh/kg (khoảng 480.000-540.000 đồng) và cao hơn vải thường từ 3-4 bảng Anh.

Ngày 16/6, lô vải không hạt đầu tiên của Việt Nam đã ra mắt tại thị trường Anh, trở thành loại quả đặc sản Việt Nam thứ 4, sau bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Diễn Yên Thủy và cam Cao Phong (Hòa Bình), xuất khẩu chính ngạch sang thị trường khó tính này trong năm nay.

Trái vải không hạt được xuất khẩu vào thị trường Anh

Lô vải không hạt nói trên do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nông nghiệp Công nghệ cao Hồ Gươm-Sông Âm trồng tại Ngọc Lặc (Thanh Hóa) và được công ty TT Meridian nhập khẩu vào Anh.

TT Meridian là doanh nghiệp chuyên phân phối vải thiều và nông sản Việt Nam tại Anh.

Ông Thái Trần, Giám đốc điều hành TT Meridian, cho biết mặc dù giá bán lẻ vải không hạt vào khoảng 16-18 bảng Anh/kg (khoảng 480.000-540.000 VND) và cao hơn vải thường từ 3-4 bảng Anh nhưng công ty vẫn quyết định thử nghiệm nhập loại trái cây đặc sản này để đánh giá nhu cầu thị trường, sau khi đã có kết quả kiểm định chất lượng cho thấy sản phẩm có vị ngọt đặc trưng của vải thiều, cùi mọng, giòn và đặc biệt là không có hạt, phù hợp với người tiêu dùng Anh và châu Âu.

Nếu chất lượng và mức giá của vải không hạt Việt Nam được thị trường Anh đón nhận, công ty TT Meridian sẽ nhập khoảng 1 tấn quả mỗi tuần trong tháng 6 và tháng 7, thời điểm vào mùa vải thiều ở Việt Nam.

Để giữ chất lượng vải, lô vải không hạt lần này được thu hoạch và đóng gói ở Ngọc Lặc (Thanh Hóa) vào chiều tối ngày 14/6 và giữ lạnh trong 36-48 tiếng. Lô hàng hoàn thành thủ tục kiểm dịch bay tại sân bay Nội Bài và vận chuyển trên chuyến bay thẳng Hà Nội-London của Hãng hàng không Vietnam Airlines đến London chiều ngày 15/6 theo giờ địa phương. Sau đó, hàng được thông quan và về kho của TT Meridian vào sáng 16/6.

Lô vải không hạt nói trên do Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm-Sông Âm trồng tại Ngọc Lặc (Thanh Hóa) và được công ty TT Meridian nhập khẩu vào Anh.

Vải không hạt là giống được nhập khẩu từ nước ngoài, khi chín vải màu đỏ rực, cùi mọng, giòn, vị ngọt đậm đà. Ưu điểm của giống vải này là giảm công chăm sóc, không sâu cuống, bảo quản tốt, đem lại giá trị kinh tế cao. Bắt đầu từ năm thứ 4 cây đã cho thu hoạch.

Sản phẩm có vị ngọt đặc trưng của vải thiều, cùi mọng, giòn và đặc biệt là không có hạt, phù hợp với người tiêu dùng Anh và châu Âu.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, vải không hạt Ngọc Lặc được sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, đạt chứng chỉ hữu cơ, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Nhật Bản, Canada, châu Âu…

Quả vải chín có màu đỏ rực, cùi giòn, vị ngọt nhẹ, thanh, vỏ quả không bị cháy rám khi gặp nắng và dễ bảo quản.

Đây là giống vải nhập khẩu từ Nhật Bản, được công ty Trách nhiệm hữu hạn Nông nghiệp Công nghệ cao Hồ Gươm-Sông Âm phối hợp Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo và trồng thử nghiệm từ năm 2019 tại huyện Ngọc Lặc trên diện tích khoảng 30ha.

Đây là năm đầu tiên vải được thu hoạch với sản lượng ước đạt hơn 20 tấn.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: vải thiều

Tin cùng chuyên mục

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD