Thứ hai 12/05/2025 20:31

TP. Hồ Chí Minh: Người tiêu dùng có cơ hội mua sắm hơn 1.000 nông đặc sản vùng miền

Hơn 1.000 loại nông đặc sản chất lượng cao, sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao đến từ 20 tỉnh thành trên cả nước hội tụ tại Lễ hội Nông đặc sản vùng miền 2023.

Sáng 28/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Lễ hội “Nông đặc sản vùng miền 2023” chính thức khai mạc, mở cửa đón khách tại Trung tâm Thương mại Gigamall số 240-242 Phạm Văn Đồng, TP. Thủ Đức, do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Gigamall Việt Nam phối hợp tổ chức và có thêm sự hỗ trợ từ dự án Năng lực Cạnh tranh Khu vực Tư nhân của Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID).

Lễ hội “Nông đặc sản vùng miền 2023” diễn ra đến ngày 2/5/2023

Theo ghi nhận của phóng viên, tại Lễ hội hơn 1.000 loại nông đặc sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm chất lượng cao đến từ hơn 20 tỉnh thành trên cả nước, như: Cần Thơ, Quảng Nam, Hạ Long, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Ninh Thuận, Long An, Cà Mau, TP. Hồ Chí Minh, Hà Giang, Nghệ An, Hà Nội… Với những sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam như: OCOP từ 3 đến 5 sao, sản phẩm VietGap, hữu cơ, chỉ dẫn địa lý, sản phẩm nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, sản phẩm có tiêu chuẩn HACCP, ISO, Hàng Việt Nam chất lượng cao…

Người tiêu dùng có cơ hội mua sắm hơn 1.000 nông đặc sản vùng miền tại Lễ hội

Đến tham quan, mua sắm trong những ngày diễn ra Lễ hội Nông đặc sản vùng miền 2023, người tiêu dùng không chỉ mua với chính sách giá đặc biệt, mà còn là nơi để trực tiếp nghe những câu chuyện đời, chuyện nghề để làm ra những sản phẩm tươi ngon, an lành, chất lượng cao như: Trải nghiệm làng nghề dệt truyền thống, dệt lụa của dân tộc Thái, trải nghiệm nấu các loại xà phòng từ thảo dược, làm cao, tinh dầu thiên nhiên ở các vùng núi phía bắc như Nghệ An, Hà Nội, Đồng bằng sông Cửu Long.

Sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao đến từ các tỉnh thành trên cả nước được trưng bày, giới thiệu với người tiêu dùng tại Lễ hội

Bên cạnh đó, người tiêu dùng, khách hàng khi đến Lễ hội còn được trải nghiệm hướng dẫn làm và thưởng thức các loại chè, bánh dân gian, món ăn đặc trưng vùng miền địa phương… do các đầu bếp của Trung tâm Bảo tồn văn hóa ẩm thực, câu lạc bộ Đầu bếp Chiếc thìa vàng đảm nhiệm.

Một trong những hoạt động đặc biệt tại Lễ hội Nông đặc sản 2023 là toạ đàm "Cuộc sống xanh - Thực phẩm tốt cho sức khỏe" diễn ra chiều này (28/4) với các diễn giả, Nghệ nhân ẩm thực, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam bà Bùi Thị Sương… và đại diện các doanh nghiệp tham gia Lễ hội.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, chia sẻ thông tin về lễ hội với các cơ quan báo chí

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, các sản phẩm nông sản - đặc sản được sản xuất và tiêu thụ trong một “môi trường xanh” sẽ đảm bảo chất lượng và an toàn, từ đó giúp tăng cường niềm tin cho khách hàng - người tiêu dùng và góp phần tạo ra giá trị cho nền kinh tế nói chung. Nông đặc sản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các loại cây trồng, động vật, thuỷ hải sản các địa phương, vùng miền trên khắp cả nước.

Việc sử dụng nông đặc sản trong ẩm thực giúp đưa các sản phẩm này vào chuỗi cung ứng thực phẩm, giúp nông dân và những người làm công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên được hưởng lợi kinh tế. Đồng thời, việc sử dụng nông đặc sản trong ẩm thực còn giúp phát triển ngành du lịch, tạo ra những trải nghiệm ẩm thực độc đáo và giới thiệu văn hóa ẩm thực đặc trưng của địa phương đến du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội “Nông đặc sản vùng miền 2023” diễn ra đến ngày 2/5/2023.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?