TP Hà Giang: 7 mũi nhọn cho phát triển kinh tế trong giai đoạn tới

Ông Nguyễn Danh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Giang chia sẻ với phóng viên về thế mạnh cũng như định hướng phát triển kinh tế tỉnh thời gian tới
Tỉnh Hà Giang thực hiện Nghị định 78: 20 năm giúp đồng bào vượt khó, thoát nghèo 156.724 người tham gia Cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Hà Giang

Xin ông chia sẻ những nét cơ bản về thành tựu kinh tế xã hội của thành phố trong 5 năm gần đây?

Thành phố Hà Giang là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội - quốc phòng, an ninh, là vùng du lịch trọng điểm Quốc gia, động lực của tỉnh Hà Giang. Được thành lập ngày 27/9/2010 trên cơ sở mở rộng và nâng cấp thị xã Hà Giang, TP Hà Giang có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch.

Trong những năm qua, kinh tế của thành phố duy trì tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu giá trị các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thương mại, dịch vụ, du lịch có bước phát triển nhanh, chiếm 78,2%; công nghiệp - xây dựng chiếm 16,15%; nông, lâm nghiệp chiếm 5,65%; các loại hình dịch vụ, du lịch phong phú, đa dạng.

Thời gian qua, công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư và thực hiện có hiệu quả; đến nay, 100% hệ thống đường giao thông trên địa bàn đã được rải nhựa và bê tông hóa; 100% các hộ dân được sử dụng điện, nguồn nước sạch, nguồn nước hợp vệ sinh. Thành phố đang xây dựng Đề án xây dựng thành phố Hà Giang đến năm 2025 cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II.

TP Hà Giang: 7 mũi nhọn cho phát triển kinh tế trong giai đoạn tới
Toàn cảnh thành phố Hà Giang

Song song với đó, thương mại, dịch vụ được mở rộng, lưu thông hàng hoá thuận lợi, cung cầu hàng hoá bảo đảm. Hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển theo hướng bền vững. Thành phố đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Đến nay, thành phố đã có 133 nhà nghỉ, khách sạn, trong đó có 01 khách sạn đạt chuẩn 4 sao, 02 khách sạn đạt chuẩn 3 sao, 04 khách sạn 2 sao, 09 khách sạn 1 sao; 54 cơ sở Homestay; 05 Làng văn hóa du lịch cộng đồng, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của xã hội.

Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá, phát triển theo hướng hàng hóa, chất lượng cao. Năm 2019, thành phố Hà Giang đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 – 2020. Năm 2021, thành phố có 1 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (xã Phương Thiện).

Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến mới, nhất là công tác đổi mới giáo dục, phát triển du lịch và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Công tác cải cách hành chính được triển khai quyết liệt.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố có nhiều khởi sắc với ngày càng xuất hiện nhiều các dự án có quy mô tầm cỡ với tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Hiện nay, thành phố Hà Giang ưu tiên thu hút đầu tư các ngành thương mại - dịch vụ, du lịch như: đầu tư xây dựng nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, khu vui chơi giải trí, các khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng…

Trong đó, chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại và kết hợp gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của địa phương. Đặc biệt, tập trung thực hiện hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư an tâm hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng sức hút đầu tư. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, có 23 Dự án được tỉnh quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 3.200 tỷ đồng.

Thành phố xác định ra sao về vai trò và hiệu quả của công tác thu hút đầu tư thời gian qua. Hoạt động này sẽ được triển khai ra sao trong những năm tiếp theo để mang lại hiệu quả cao nhất, thưa ông?

Trong những năm qua, UBND tỉnh, các sở, ngành đã phối hợp với UBND thành phố đã tích cực thực hiện công tác hỗ trợ, kết nối với các nhà đầu tư lớn. Đồng thời, thực hiện thu hút đầu tư một số dự án lớn, có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, tỉnh và các huyện lân cận. Đơn cử như dự án Khu nhà ở kết hợp thương mại Shop house Vincom Hà Giang tại phường Trần Phú; Khu nhà ở kết hợp thương mại tổ 16 phường Minh Khai (trường chính trị cũ); Khu đô thị mới Hà Phương tại xã Phương Độ; Khu đô thị Đức Sơn, Khu đô thị mới Phú Hưng; Khu đô thị mới Hà Sơn phường Nguyễn Trãi; Khu dân cư đô thị xã Phương Thiện (giai đoạn I); Khu dân cư đô thị tổ 2,3 Phường Ngọc Hà... với tổng số vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng.

Một số dự án thu hút hạ tầng đô thị được tỉnh kêu gọi thu hút, triển khai đang trong giai đoạn khảo sát, nghiên cứu chuẩn bị đầu tư như: Khu đô thị Bắc Sông Miện, Khu đô thị tổ 5, phường Ngọc Hà; Khu đô thị Quyết Thắng; Khu đô thị Hoà An.

Để thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư, UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch số 332/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 12/10/2021 của Ban Thường vụ Thành uỷ về thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Kế hoạch 236/KH-UBND ngày 27/8/2021 của UBND tỉnh về thu hút đầu tư, giai đoạn 2021-2025; Rà soát và đề xuất các cơ chế, chính sách, ưu đãi đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025. Lấy ý kiến các cơ quan đơn vị và cộng đồng dân cư tham gia vào nội dung quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; xây dựng danh mục thu hút đầu tư; tạo quỹ đất sạch. Thành phố cũng thường xuyên làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các hồ sơ đầu tư theo quy định.

TP Hà Giang: 7 mũi nhọn cho phát triển kinh tế trong giai đoạn tới
Lãnh đạo Ban quản lý dự án phát triển các đô thị loại II Xanh Hà Giang động thổ

Thành phố còn cung cấp thông tin về quy hoạch, chính sách ưu đãi đầu tư, danh mục các dự án thu hút đầu tư lên trang thông tin điện tử của thành phố để các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận các thông tin, nghiên cứu đầu tư vào địa bàn. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, kế hoạch chính sách ưu đãi đầu tư, danh mục các dự án thu hút đầu tư, quy định phát triển kinh tế trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi, để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tiếp cận chính sách, thông tin, thị trường, đầu tư, sản xuất, kinh doanh

Trong những năm tiếp theo, UBND thành phố đã xây dựng Danh mục dự án thu hút đầu tư năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố. Cụ thể, năm 2022 có 08 dự án thu hút đầu tư: các lĩnh vực Dịch vụ, du lịch, thương mại 4 dự án, lĩnh vực Hạ tầng Đô thị: 4 dự án; Giai đoạn 2021-2025 có 11 dự án thu hút đầu tư: Lĩnh vực Dịch vụ, du lịch, thương mại: 6 dự án; Lĩnh vực Hạ tầng Đô thị: 5 dự án.

UBND thành phố cũng phối hợp với các Sở, ngành liên quan (Sở Kế hoạch, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường) đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch phân khu trên địa bàn thành phố; giải quyết dứt điểm khó khăn vướng mắc của các chủ đầu tư trong quá trình thực hiện thực hiện các dự án. Đồng thời chỉ đạo các phòng ban chuyên môn UBND thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch chi tiết đảm bảo chất lượng, tiến hành các thủ tục triển khai bán đấu giá quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất đối với trị sở làm việc của cơ quan quản lý nhà nước được sắp xếp lại tạo quỹ đất sạch sẵn sàng thu hút đầu tư.

Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, triển khai thực hiện cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với lợi thế của địa phương, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố.

Thời gian tới, thành phố xác định lĩnh vực nào sẽ là mũi nhọn trong phát triển kinh tế xã hội để tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực này?

Mục tiêu những năm tới của Thành phố là huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội, hạ tầng dịch vụ, du lịch; mở rộng đô thị. Bên cạnh đó, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, cơ cấu lại các ngành kinh tế theo hướng phát triển du lịch, dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo tiền để cho ngành nghề khác phát triển, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố, gắn tăng trưởng kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa; nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2025, thành phố Hà Giang cơ bản hoàn thành tiêu chí đô thị loại II; đến năm 2030, trở thành trung tâm du lịch của tỉnh; đến năm 2045, trở thành Thành phố phát triển toàn diện có môi trường đáng sống nơi địa đầu tổ quốc.

TP Hà Giang: 7 mũi nhọn cho phát triển kinh tế trong giai đoạn tới
Các đại biểu nhấn nút ra mắt mã QR khám phá thành phố Hà Giang - HaGiang360.vn

Để thực hiện được các mục tiêu trên, Thành phố đã đề ra một số giải pháp sau:

Một là, tiếp tục đổi mới và cơ cấu lại các ngành kinh tế, tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch theo hướng phát triển nhanh và bền vững. Tập trung ngành kinh tế mũi nhọn là thương mại, dịch vụ, du lịch. Khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch. Tập trung phát triển thương mại điện tử gắn với quản lí chặt chẽ thu ngân sách. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, kết hợp giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống. Phát triển đa dạng hoá các loại hình dịch vụ du lịch theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển bền vững dựa trên các giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Đặc biệt, phát triển du lịch, dịch vụ để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch.

Hai là, tập trung triển khai quy hoạch chung đô thị thành phố Hà Giang đến năm 2035, trong đó quan tâm đến các quy hoạch phân khu có tính chất chức năng, quy hoạch chi tiết để có lộ trình đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó trọng tâm là kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và mở rộng không gian đô thị thành phố Hà Giang. Triển khai quy hoạch, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng như: công viên, bãi đỗ xe, cây xanh… Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, phát triển đô thị và các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố theo hướng đồng bộ, hiện đại, phấn đấu cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2025.

Ba là, tập trung phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Quy hoạch vùng sản xuất phù hợp với quy mô và điều kiện thực tế; tiếp tục nâng cao hiệu quả chương trình phát triển vành đai thực phẩm hàng hoá an toàn chất lượng, thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bốn là, triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp tăng thu ngân sách, nhất là thu từ nguồn sử dụng đất gắn với qui hoạch xây dựng phát triển các dự án đô thị mới, thị trường bất động sản...

Năm là, tăng cường công tác quản lí nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của người dân Thành phố hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gắn bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc với phát triển du lịch. Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới, quy mô trường, lớp; tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất các trường học, phấn đấu 100% các trường học trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.

Sáu là, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; chấn chỉnh những vi phạm của cán bộ, công chức trong hoạt động thực thi nhiệm vụ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Bảy là, tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Quan tâm đầu tư xây dựng các công trình quốc phòng, các thành phần thế trận trong khu vực phòng thủ then chốt Thành phố. Đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường tốt nhất để thu hút phát triển kinh tế.

Xin cảm ơn ông!

Xuân Lập
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Nhờ nguồn vốn Chương trình 1719, 100% xã của huyện Bắc Yên (Sơn La) có đường đến trung tâm được trải nhựa, đổ bê tông; 73,1% số xã có trường, lớp học kiên cố.
Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương đảm bảo theo quy định.
Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" được triển khai đã và đang mang lại hiệu quả lớn.
Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Với nhiều cách làm sáng tạo, việc đưa con chữ đến từng bản làng đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Ngày 29/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Kheo.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Đây là đề xuất tại Hội thảo Dân tộc học năm 2024 nhằm làm rõ lý luận về quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc trong phát triển kinh tế.
Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động