Thứ năm 14/11/2024 08:12

Tôm xuất khẩu: Kém sức cạnh tranh

Giá thành cao, sức cạnh tranh kém tôm Ecuador, tôm Việt Nam còn khó cạnh tranh với tôm Ấn Độ. Do đó, làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho tôm Việt đang là bài toán cần lời giải trong thời gian tới.

Năm 2021, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chế biến, xuất khẩu được hơn 53 nghìn tấn tôm với kim ngạch xuất khẩu hơn 657 triệu USD, giảm 1,81% về lượng, tăng 11,3% về giá trị. Ông Lê Văn Quang - Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú - tỏ ra lo ngại vì ngành tôm trong 20 năm qua đạt được những kết quả rất đáng nể phục nhưng phát triển nhanh và nóng, không theo quy hoạch, nên đã để lại hậu quả tương đối nặng nề về môi trường, ảnh hưởng đến quá trình nuôi trồng cũng như chất lượng tôm. Đây là nguyên nhân khiến giá thành con tôm Việt Nam cao và kém cạnh tranh.

Ảnh minh họa: Internet

Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam có giá thành tôm nuôi cao nhưng giá trị xuất khẩu tốt do công nghệ chế biến tôm của Việt Nam đứng đầu thế giới với nhiều mặt hàng giá trị gia tăng, hàng cao cấp và hàng ăn liền. Tuy nhiên, lợi thế này sẽ không còn trong vòng 3 - 5 năm nữa, bởi vì nhiều đối thủ cạnh tranh với Việt Nam đã chuyển sang sản xuất hàng giá trị gia tăng để thích ứng với dịch bệnh. Ông Nguyễn Hoài Nam- Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - nhận định, năm 2021, Ecuador có sự chuyển dịch rất lớn trong việc tăng thị phần ở thị trường châu Âu và châu Mỹ, giảm thị phần ở thị trường Trung Quốc.

Để nâng cao năng lực cho ngành tôm Việt Nam, ông Lê Văn Quang đề xuất, cần quy hoạch và đầu tư phát triển nguồn giống tôm nước nợ chất lượng cao đạt tiêu chuẩn Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) cung cấp cho phát triển nuôi tôm thương phẩm. Bên cạnh đó, quy hoạch và phát triển chuỗi giá trị tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long là cần thiết để định hình lại vùng nuôi tôm phát triển hiệu quả, bền vững, phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng vùng.

Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng nên tình trạng thiếu lao động rất trầm trọng. Vì vậy, cần hỗ trợ doanh nghiệp tuyển được nhiều lao động bằng cách dành thêm nhiều quỹ đất và cho vay ưu đãi lãi suất thấp để doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân. Về trung và dài hạn, cần có mức ưu đãi lãi suất thấp trong 5 năm để doanh nghiệp đầu tư vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến.

VASEP dự báo, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu tôm sẽ tăng khoảng 10%, đạt 4,3 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Australia sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực cho công nghiệp nông thôn phát triển

Giải pháp để các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp lép vế

Tăng quản lý mã số vùng trồng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu gạo: Làm sao để “ăn chắc mặc bền”?

Bức tranh sáng của xuất khẩu cá tra

Thị trường Trung Quốc vẫn “bấp bênh” cả đầu xuất và nhập

Đài Loan tăng nhập khẩu chè từ thị trường Việt Nam

Doanh nghiệp đổi mới công nghệ: “Chìa khóa” cải tiến năng suất

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

Trồng dừa hữu cơ: Đem lại giá trị bền vững

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh: Tận dụng cơ hội từ UKVFTA

Giá lúa gạo hôm nay 6/4: Giá lúa quay đầu giảm 100 - 200 đồng/kg

Tiềm năng Hoa xuất khẩu và những điều cần biết để tăng thị phần

Xuất khẩu sắn có xu hướng tăng trở lại

Nhiều đột phá về thể chế, chính sách cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Xuất khẩu hạt điều giảm trong quý I/2022

Giá lúa gạo hôm nay 5/4: Giá lúa nếp tăng mạnh 300 đồng/kg

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh: Doanh nghiệp lưu ý gì?

Việt Nam là thị trường cung cấp hoa lớn thứ 6 cho Nhật Bản