Giải pháp để các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp lép vế

Các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp cần hướng tới tạo ra những sản phẩm công nghệ nguồn, sản phẩm phục vụ cho các địa phương, người dân.
Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: Đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế Khoa học công nghệ trong nông nghiệp: Cần hướng đến các sản phẩm mới, có tính ứng dụng cao

Tạo đột phá về năng suất, chất lượng nông sản

Sau hơn 1 năm thành lập (năm 2021), Viện Nghiên cứu và Phát triển cây Dược liệu (IMP) thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam bắt đầu tập trung nghiên cứu và phát triển các giống cây dược liệu bản địa cũng như nhập nội một số giống tiềm năng, các giống này đều được đưa vào bảo tồn in-situ. Ngoài ra viện cũng đã sản xuất các giống như lan kim tuyến, lan thạch hộc, đàn hương Ấn Độ siêu chuẩn giống sẵn sàng cho các đơn vị làm giống và tạo vùng nguyên liệu.

Giải pháp nào không để các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp lép vế?
Giải pháp nào không để các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp lép vế?

Các giống cây dược liệu nói chung và 100 giống cây trọng điểm đã được Bộ Y tế công bố năm 2019 đều được Viện chú trọng sưu tập và bảo tồn cũng như từng bước đánh giá nguồn gen di truyền cũng như chuẩn hóa giống nhằm tạo một quỹ gen chuyên về cây dược liệu quốc gia.

Bên cạnh đó, Viện cũng đã có những đề tài chuyên sâu về tạo đột biến nhằm làm tăng hàm lượng dược liệu của một số loại cây như: đề tài nghiên cứu làm tăng hàm lượng polysaccharide trong lan thạch hộc; đề tài làm tăng lượng cucurmin trong cây nghệ….

Còn tại Viện Nghiên cứu nấm ăn và nấm dược liệu thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trong những năm qua, Viện đã nghiên cứu chọn tạo và tiến hành công nhận giống và quy trình công nghệ sản xuất giống, nuôi trồng nhiều loại nấm ăn, nấm dược liệu mới có giá trị cao như: nấm linh chi, vân chi, đầu khỉ, đông trùng hạ thảo, nấm sò... Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu hữu cơ chất lượng cao đang được nghiên cứu và hoàn thiện.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, riêng trong lĩnh vực trồng trọt, đến nay đã có khoảng 450 giống cây trồng được Bộ nhân giống mới đưa vào sản xuất. Nhờ đó, hầu hết các loại cây trồng chủ lực như lúa gạo, thanh long, nhãn, vải, bưởi, chè,… đều được cải thiện lớn cả về quy mô và chất lượng.

GS.TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhận định, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đưa Việt Nam trở thành một trong 15 quốc gia đứng đầu về xuất khẩu nông sản. “Khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp và 38% giá trị gia tăng trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Khoa học công nghệ luôn được coi là giải pháp then chốt tạo đột phá về năng suất, chất lượng hàng nông sản và năng suất, hiệu quả lao động trong nông nghiệp”, GS.TS Nguyễn Thị Lan nhận định.

Sự bắt tay giữa 4 nhà

Là doanh nghiệp tiền thân trong ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển và sản xuất phần mềm ứng dụng trên điện thoại,… ông Vũ Xuân Nguyên - Chủ tịch HĐQT Công ty CP IGB - cho biết, hiện doanh nghiệp đang có kế hoạch kết hợp công nghệ vào sản phẩm nông nghiệp, đồng thời, phối hợp với các giáo sư, tiến sĩ để phát triển nông nghiệp công nghệ cao ra một số địa phương nhằm tạo ra vùng đệm nguyên liệu.

Tuy nhiên, khi đến với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chúng tôi khá bất ngờ vì tại đây đã có những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao như: đông trùng hạ thảo; sản phẩm chiết xuất từ đông trùng hạ thảo; tảo xoắn hay phối hợp nuôi đông trùng hạ thảo trong môi trường tảo xoắn… tạo ra những sản phẩm rất chất lượng.

Để tạo ra sự khép kín, ông Vũ Xuân Nguyên cho biết, doanh nghiệp đã đề xuất hợp tác toàn diện với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe mà các nhà khoa học tại Học viện đã nghiên cứu ra.

Bởi theo ông Nguyên, Việt Nam là thị trường tiềm năng trong nhập khẩu nguồn nguyên liệu, đặc biệt là dược liệu từ Trung Quốc, trong khi Việt Nam hoàn toàn có thể nuôi trồng được. Do đó, sự “bắt tay” giữa 4 nhà trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao sẽ phù hợp với rất nhiều địa phương và cũng ra rất hiệu quả. Doanh nghiệp sẵn sàng hợp tác với các nhà khoa học và các doanh nghiệp để sản xuất, phân phối sản phẩm.

“Tiềm năng thị trường là rất lớn, đặc biệt là đối với các sản phẩm như nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, tảo xoắn…. với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ có thể sản xuất ra, nhưng họ sẽ không biết cách để đưa vào thị trường. Do đó, nhiệm vụ phân phối ra thị trường đó là các cá nhân, tổ chức. Họ có nhiệm vụ “thổi hồn” vào sản phẩm theo đúng chất lượng mà sản phẩm có. Chỉ như vậy, sản phẩm sẽ đi đến tay người tiêu dùng một cách tốt nhất”, ông Vũ Xuân Nguyên cho biết.

Khu vực chăm sóc, thu hái nấm của Viện Nghiên cứu và Phát triển nấm ăn, nấm dược liệu
Khu vực chăm sóc, thu hái nấm của Viện Nghiên cứu và phát triển nấm ăn, nấm dược liệu

Về phía các nhà nghiên cứu, ông Ngô Xuân Nghiễn - Giám đốc Viện Nghiên cứu nấm ăn và nấm dược liệu cho hay, với sự bắt tay hợp tác giữa 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông), các đề tài nghiên cứu khoa học sẽ được đưa vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất, trong đó, mục tiêu cuối cùng là người tiêu dùng và nông dân sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất. “Chúng tôi luôn xác định nghiên cứu những gì xã hội cần, nông dân cần. Kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển giao ngay cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại sản xuất nấm trong cả nước”, ông Ngô Xuân Nghiễn chia sẻ.

Trên thực tế, mặc dù đóng góp rất lớn vào tăng năng suất và chất lượng nông sản, nhưng hoạt động nghiên cứu khoa học nông nghiệp ở nước ta được đánh giá là hiệu quả chưa cao, số lượng các sản phẩm liên quan đến khoa học ứng dụng cũng như các sản phẩm khoa học tạo ra từ nguồn ngân sách Nhà nước được thương mại hóa còn ít, ứng dụng thực tiễn vẫn thấp...

Bà Nguyễn Thị Lan cho hay, hiện nay, có tình trạng chung là sản phẩm nghiên cứu rất nhiều, nhưng số lượng được chuyển giao vào thực tiễn còn rất khiêm tốn. Các chủ trương, cơ chế chính sách đã có đầy đủ nhưng có thể vẫn còn một vài điểm nghẽn nào đó mà chúng ta chưa rà soát để khai thông được.

Để các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp không bị lép vế, bà Nguyễn Thị Lan cho rằng, các nghiên cứu khoa học công nghệ cần hướng tới tạo ra những sản phẩm công nghệ nguồn, sản phẩm phục vụ cho các địa phương, người dân ứng dụng. “Ban đầu phải gắn kết nhà khoa học với cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người sử dụng. Nếu thực hiện tốt việc gắn kết này thì sẽ chuyển giao được sản phẩm. Ngay từ đầu khi xây dựng ý tưởng, có sự tập hợp các thành phần, nghe nhu cầu các bên rồi đặt ra vấn đề nghiên cứu thì khi đưa vào thực tế sẽ rất thuận lợi”, bà Nguyễn Thị Lan cho biết thêm.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất hai Bộ

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất hai Bộ

Thống nhất tên gọi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi hợp nhất là: Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là vấn đề cấp thiết

Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là vấn đề cấp thiết

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là một trong những vấn đề cấp thiết.
Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Sáng 18/12, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024.
Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Ngày 18/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin về phương án sắp xếp, hợp nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Để chuẩn bị cho vụ hoa Tết Nguyên đán, các nhà vườn trồng hoa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tất bật chăm sóc để phục vụ nhu cầu thị trường cuối năm.
Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê cung cấp nền tảng thông tin tin cậy hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua và xuất nhập khẩu cà phê tuân thủ Quy định EUDR.
Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam và tỉnh Miyazaki (Nhật Bản) thúc đẩy hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp.
Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”, Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 diễn ra từ ngày 6 - 8/3/2025, được tổ chức lần đầu tiên.
Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống trị giá 600 triệu đồng cho 30 hộ nghèo hai xã Chà Val và La Êê, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường hợp nhất, Bộ mới sẽ giảm 25 cục, vụ, đầu mối so với tổng số 55 đầu mối hiện có.
Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Tối 10/12, diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về tam nông lần thứ II năm 2024. Phóng viên Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề viết về lĩnh vực này.
Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Kỹ thuật chong đèn vào ban đêm cho hoa cúc không chỉ giúp cây hoa nở đúng vụ mà còn mang lại khung cảnh lung linh đẹp mắt tại các làng hoa ở Gia Lai về đêm.
Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Huyện Đồng Văn, Hà Giang phấn đấu hoàn thành xóa 89 ngôi nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công trước Tết Nguyên đán 2025.
Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Ngày 2/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1502/QĐ-TTg đưa 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Ngày 28/11, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức buổi Tổng kết chương trình phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam.
Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Mặc dù đang vào mùa thu hoạch, giá dưa hấu đã giảm mạnh khiến người dân phải chịu thua lỗ, nhiều chủ vườn ngậm ngùi chờ đợi nhưng không thấy thương lái đến mua.
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Sau khi sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt, qua đó cho thấy, việc sử dụng vaccine phòng bệnh là rất quan trọng.
Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

TP. Đà Nẵng đang tích cực hướng dẫn các chủ tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thực hiện các thủ tục theo quy định và theo nguyện vọng của chủ tàu.
Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Biến những khoảng tường trống thành vườn dâu tây xanh tốt, chàng kỹ sư công nghệ thông tin ở Gia Lai truyền cảm hứng cho nhiều người bởi cách làm mới lạ.
Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Theo thống kê trước lũ năm 2024, cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp.
Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Ngày 17/11, tại Hà Nội đã diễn ra Toạ đàm Áp thuế giá trị gia tăng (VAT) phân bón vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Cả nước hiện có 18.109 công trình cấp nước tập trung nông thôn, cấp nước sạch đạt quy chuẩn, trong số này vẫn còn 41,8% số công trình hoạt động kém bền vững.
Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Phát triển bền vững thông qua nông nghiệp công nghệ cao và năng lượng tái tạo là một giải pháp toàn diện giúp bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị nông sản.
Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, bão số 7 sẽ hướng vào Trung Trung bộ nhưng cường độ bão sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động