Giá lúa gạo hôm nay 2/4: Cuối tuần giá lúa gạo đi ngang Giá lúa gạo hôm nay 4/4: Giá lúa gạo đầu tuần ổn định Giá lúa gạo hôm nay 5/4: Giá lúa nếp tăng mạnh 300 đồng/kg |
Tại An Giang, giá lúa hôm nay đã điều chỉnh giảm 100 - 200 đồng/kg với hai chủng loại lúa OM 5451 và Đài thơm 8. Cụ thể, Đài thơm 8 giảm 100 đồng/kg xuống còn 5.800 – 5.900 đồng/kg; OM 5451 giảm 100 – 200 đồng xuống còn 5.500 – 5.700 đồng/kg.
Các chủng loại lúa còn lại, giá đi ngang. Hiện nếp An Giang (tươi) đang được thương lái mua tại ruộng với mức giá 5.600 – 5.900 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 5.600 – 5.800 đồng/kg; lúa OM 18 6.000 – 6.200 đồng/kg; lúa Nhật 8.100 – 8.500 đồng/kg; lúa OM 380 5.500 – 5.600 đồng/kg; IR 50404 (khô) 6.000 đồng/kg; Nàng Nhen (khô) 11.500 - 12.000 đồng/kg; Nàng hoa 9 5.900 – 6.000 đồng/kg.
Giá gạo ổn định |
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm duy trì ổn định. Theo đó, giá gạo NL IR504 8.000 đồng/kg; gạo TP IR 504 8.800 đồng/kg. Giá phụ phẩm ổn định, tấm IR 504 8.300 – 8.350 đồng/kg; cám khô 8.400 đồng/kg. Giao dịch phụ phẩm sôi động hơn.
Tại chợ lẻ, giá gạo tiếp tục đi ngang. Hiện gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 - 15.000 đồng/kg; Gạo thường 11.000 - 12.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 - 8.000 đồng/kg.
Hiện nay nguồn cung trong nước đang tăng nhờ sản lượng thu hoạch từ vụ Đông-Xuân, thêm vào đó chất lượng vụ mùa này đã bị ảnh hưởng do mưa kéo dài khi thu hoạch. Giao dịch lúa gạo trầm lắng. Trong khi đó, thị trường phụ phẩm đnag dần sôi động trở lại.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu hôm nay duy trì ổn định. Theo đó, gạo 5% tấm 415 USD/tấn; gạo 25% tấm 395 USD/tấn; gạo Jasmine ổn định ở mức 513 – 517 USD/tấn; gạo 100% tấm 338 USD/tấn.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp xuất khẩu, hiện nay một số thị trường như Mỹ, EU, Trung Đông… đang có xu hướng mua hàng từ các nhà cung cấp khác như Thái Lan, Ấn Độ. Nguyên nhân là do Việt Nam xuất siêu sang các thị trường này nên bị thiếu container rỗng tại Việt Nam. Việc đặt container hiện nay rất khó khăn khiến thời gian giao hàng bị chậm lại. Điều này khiến gạo Việt đang bị giảm sức cạnh tranh so với các thị trường khác.