Thứ tư 18/12/2024 15:32

Tỉnh Điện Biên: nhận chuyển giao công nghệ trồng sâm từ Hàn Quốc

Tỉnh Điện Biên vừa nhận chuyển giao công nghệ trồng sâm từ Hiệp hội nghệ nhân Nhân sâm Hàn Quốc vào chiều ngày 25/6.

Theo đó, Tỉnh Điện Biên sẽ nhận chuyển giao công nghệ về kỹ thuật trồng, phát triển và chế biến cây sâm từ Hiệp hội Nghệ nhân Nhân sâm Hàn Quốc.

Tại Điện Biên, theo khảo sát của tỉnh trước đó, cho thấy một số địa điểm có tiềm năng trồng và phát triển cây sâm có khả năng thành công rất lớn.

Sự kiện này nhằm cụ thể hóa các biên bản hợp tác giữa tỉnh Điện Biên và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, đã diễn ra trước đó tại Hội nghị đầu tư và phát triển giữa các hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam vào ngày 21/3/2022.

QLễ ký kết Biên bản ghi nhớ về chuyển giao công nghệ Hàn Quốc, kỹ thuật trồng, phát triển và chế biến cây sâm tại tỉnh Điện Biên.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô cho biết, sau khi hội nghị ngày 21/3/2022 kết thúc, tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát, khảo sát, đánh giá các khu vực có tiềm năng, thích hợp với trồng và phát triển cây sâm trên địa bàn tỉnh; tổ chức đi thăm quan, học tập mô hình trồng sâm ở một số tỉnh như: Sâm Ngọc Linh ở tỉnh KonTum, Quảng Nam.

Qua khảo sát, đánh giá sơ bộ, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 14.000 ha ở độ cao trên 1.500m có tiềm năng, thích hợp trồng và phát triển cây sâm để đưa vào quy hoạch. Trong đó, một số khu vực rừng tự nhiên núi cao thuộc huyện Mường Nhé (giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) đã phát hiện loài sâm Lai Châu mọc tự nhiên nhiều năm tuổi. Trên địa bàn huyện Tuần Giáo đã có một số hộ gia đình, cá nhân trồng khoảng hơn 60 nghìn cây sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu từ 1 đến 4 năm tuổi.

Các thành viên Hiệp hội Nghệ nhân Nhân sâm Hàn Quốc khảo sát một số địa điểm có tiềm năng trồng.

“Hiện cây Sâm được trồng đang sinh trưởng, phát triển tốt, qua đó khẳng định sự thích nghi, thích hợp để trồng và phát triển cây sâm trên địa bàn tỉnh Điện Biên và mô hình này đã được Chính phủ đưa vào hạng mục "Đầu tư vùng trồng dược liệu quý" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.”, ông Đô chia sẻ.

Tỉnh Điện Biên kỳ vọng, thông qua việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao trồng, phát triển, chế biến cây sâm sẽ thực sự giúp nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc ở tỉnh Điện Biên và giúp kinh tế địa phương ngày càng phát triển lên một tầm cao mới.

Chủ tịch Hiệp hội Nghệ nhân Nhân sâm Hàn Quốc Park Beom Jin cho biết: Với những kinh nghiệm cũng như kỹ thuật trong việc trồng, chế biến các sản nhân sâm, chúng tôi sẽ chuyển giao công nghệ Hàn Quốc về kỹ thuật trồng, phát triển, chế biến cây sâm tại tỉnh Điện Biên, sớm đưa Điện Biên trở thành thủ phủ về nhân sâm của Việt Nam, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cũng như đời sống cho người dân nơi đây” .

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Sữa Cô Gái Hà Lan nỗ lực viết tiếp hành trình hỗ trợ đồng bào khắc phục sau thiên tai

Sơn La: Quy định nội dung hỗ trợ các dự án sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Thương nhớ Nậm Kéng

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp