Thương nhớ Nậm Kéng

Ngược dốc quanh co chúng tôi tới Nậm Kéng vào cuối ngày, những mái nhà nhỏ bé của đồng bào dân tộc Xa Phó hiện rõ dưới ánh nắng hiếm hoi của mùa đông Tây Bắc.
Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Sức sống mới, khí thế mới đón Xuân

Chúng tôi tìm về Nậm Kéng từ câu chuyện về nghề thủ công, về văn hoá độc đáo của chị Lý Thị Ngay- Tổ Trưởng tổ thêu thôn Nậm Kéng, xã Liên Minh, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai tại buổi trình diễn nghề thêu thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Xa Phó do Công ty Cổ phần doanh nghiệp xã hội Craft Link tổ chức.

Cách thị trấn Sapa 30km về phía Nam, Nậm Kéng quanh năm khô cằn vì thiếu nước. Mỗi năm các hộ dân người dân tộc Xa Phó nơi đây chỉ trồng được duy nhất 1 vụ lúa, sau khi gặt lúa xong vào tháng 10 đàn ông trong thôn tỏa đi khắp nơi tìm việc làm, phụ nữ ở nhà. Cuộc sống gia đình vô cùng khó khăn.

Đời sống của chị em phụ nữ nói riêng, đồng bào dân tộc thiểu số Xa Phó ở Nậm Kéng nói chung bắt đầu thay đổi từ năm 2013. Công ty CP doanh nghiệp xã hội Craft Link, khi đó là Trung tâm nghiên cứu, liên kết và phát triển thủ công mỹ nghệ Craft Link đã phối hợp với Hội phụ nữ tỉnh Lào Cai thực hiện Dự án phát triển nghề thêu truyền thống của đồng bào Xa Phó ở thôn Nậm Kéng. Dự án nhằm hỗ trợ chị em dân tộc bản địa khôi phục lại truyền thống văn hóa, phát triển sản xuất hàng thủ công và tăng thu nhập.

Thương nhớ Nậm Kéng
Chị Lý Thị Ngay- Tổ Trưởng tổ thêu thôn Nậm Kéng hướng dẫn cho khách du lịch cách thêu thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Xa Phó

Chị Ngay từng chia sẻ với chúng tôi về sự đổi thay của Nậm Kéng và của chính bản thân chị từ ngày tham gia dự án. Chị nói, năm 2013 Craft Link tới với bà con đề nghị hỗ trợ khôi phục và phát triển nghề thêu truyền thống. Bản thân chị rất băn khoăn, bao đời nay chị em phụ nữ Xa Phó may áo, thêu hoa hầu hết phục vụ bản thân chưa nghĩ tới chuyện bán. Nhưng ước mong lưu truyền nghề truyền thống, hơn hết là tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho chị em trong thôn bản chị đã “liều” đồng ý và vận động bà con trong thôn tham gia.

Vượt qua thời gian bỡ ngỡ ban đầu, tay nghề của chị trong thôn dần tốt lên cùng sự hỗ trợ giới thiệu quảng bá và tiêu thụ sản phẩm từ Craft Link thu nhập từ nghề dần được cải thiện với 2-3 triệu đồng/người/tháng. “Có thêm thu nhập, cuộc sống của bà con đã đỡ vất vả hơn nhiều”, chị Ngay vui vẻ nói.

Trong hành trình từ miền xuôi lên miền ngược, chúng tôi được chị Trần Tuyết Lan- Giám đốc Craft Link chia sẻ về câu chuyện triển khai dự án tại Nậm Kéng. Theo đó, trong 2 năm đầu, Craft Link đã tiến hành thành lập nhóm sản xuất thêu truyền thống với 40 thành viên, tiến hành rất nhiều đợt tập huấn chuyên sâu, hỗ trợ cho nhóm tập trung vào phần quản lý nhóm, phát triển, hoàn thiện và giới thiệu sản phẩm để nâng cao thu nhập. Craft Link cũng đồng hành, hỗ trợ nhóm tham gia các hoạt động triển lãm hàng thủ công, nâng cao nhận thức của công chúng về nhóm dân tộc thiểu số này thông qua hoạt động tuyên truyền về những nét văn hóa đặc sắc, cũng như sản phẩm của nhóm tới đông đảo công chúng.

Sau khi kết thúc dự án, hoạt động hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Xa Phó vẫn tiếp tục được Craft Link triển khai. Ngoài việc hỗ trợ tham gia hội chợ hàng thủ công hàng năm, Craft Link còn hỗ trợ nhóm sản xuất thông qua phần phát triển và giới thiệu sản phẩm từ xa.

Đặc biệt, sản phẩm làm ra của bà con ngoài được tiêu thụ tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở địa phương, Craft Link còn hỗ trợ tiêu thụ tại hệ thống đại lý ở các sân bay quốc tế, cửa hàng bán đồ lưu niệm tại các điểm du lịch. Đồng thời, xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Nói về kết quả sau thời gian dài đồng hành cùng bà con dân tộc Xa Phó khôi phục nghề truyền thống, chị Lan cho rằng, cùng với cải thiện về điều kiện kinh tế, nhận thức của chị em phụ nữ dân tộc Xa Phó đã thay đổi tích cực. Đầu tiên, họ hiểu, tôn trọng, yêu hơn và mong muốn gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống người Xa Phó cho thế hệ mai sau.

Thương nhớ Nậm Kéng
Buổi trình diễn nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Xa Phó do Craft Link tổ chức

Nhưng đáng kể nhất là thay đổi về vị trí của phụ nữ trong cộng đồng dân cư thôn, xã vai trò và tiếng nói của chị em trong xã hội có trọng lượng hơn. Chị em nhanh nhẹn hơn, có thể tự lập, tự tin điều hành các hoạt động sản xuất, giao lưu, giới thiệu sản phẩm và có quan hệ xã hội sâu rộng.

Sau hơn 10 năm triển khai, vượt qua những khó khăn thách thức ban đầu, Dự án phát triển nghề thêu truyền thống của đồng bào Xa Phó đã đạt được những kết quả đáng kể. Đời sống vật chất, tinh thần của bà con đồng bào dân tộc thiểu số Xa Phó ở Nậm Kéng đã thay đổi, ngày một tốt hơn. Niềm vui đó không gì sánh được”, chị Lan bày tỏ.

Sự thành công của dự án, những thay đổi tích cực của đồng bào dân tộc Xa Phó ở Nậm Kéng có sự góp sức lớn của chính quyền địa phương. Mỗi khi các tư vấn viên của Craft Link không thể xuống tận thôn hướng dẫn bà con, chính quyền xã, thành viên Hội phụ nữ xã làm thay vai trò hướng dẫn cho bà con cách ghi sổ sách, quản lý nhóm và giới thiệu sản phẩm.

Trong thời gian ngắn ngủi, chúng tôi không thể nán lại lâu để nghe để thấm hết câu chuyện vượt lên định kiến xã hội, vượt lên chính bản thân mình của chị em đồng bào dân tộc Xa Phó. Chúng tôi cũng chưa kịp “mắt thấy tai nghe” hết cách marketing sản phẩm của các chị với du khách bằng chính câu chuyện về văn hoá về tình yêu với đất và người Nậm Kéng. Đó là niềm tiếc nuối cũng là lý do để chúng tôi trở lại Nậm Kéng một ngày không xa.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo được bà con khu vực miền núi Lai Châu trồng và quảng bá sản phẩm đang phát huy hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Lên nông thôn mới, nhưng người dân xã Tabhing (huyện Nam Giang, Quảng Nam) lại có nhiều tâm tư, vướng mắc.
Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk của đồng bào Khmer thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vừa trở thành di sản văn hoá phi vật thể sắp diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc.
Quảng Nam là trung tâm công nghiệp dược liệu trọng điểm

Quảng Nam là trung tâm công nghiệp dược liệu trọng điểm

Tỉnh Quảng Nam được định hướng trở thành trung tâm công nghiệp chế biến dược liệu quan trọng của khu vực và cả nước, trong đó, Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

Những cây chè cổ thụ trên đỉnh non ngàn được ví như “vàng xanh” của bà con đồng bào dân tộc thiểu số nhờ những giá trị quý giá hiếm sản phẩm nào có được.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị lan tỏa thương hiệu cà phê Khe Sanh

Quảng Trị lan tỏa thương hiệu cà phê Khe Sanh

Là nông sản nổi tiếng của huyện miền núi Hướng Hóa, cà phê Khe Sanh đang được tỉnh Quảng Trị vận dụng mọi nguồn lực để lan tỏa thương hiệu cho sản phẩm này.
Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số trên các sàn thương mại điện tử đang được tỉnh Yên Bái tích cực triển khai.
Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá cho bà con mà còn là nơi kể lại câu chuyện văn hoá, phát triển du lịch.
Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Câu chuyện văn hoá vùng miền được kể lại trên sàn thương mại điện tử sẽ giúp tăng giá trị các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Miến dong Cao Bằng khẳng định thương hiệu

Miến dong Cao Bằng khẳng định thương hiệu

Đầu tháng 1/2025, 4 tấn miến dong của Hợp tác xã Nông sản Tân Việt Á (tỉnh Cao Bằng) đã được xuất khẩu sang Mỹ, một lần nữa khẳng định chất lượng sản phẩm này.
Lạng Sơn: Mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản thế mạnh

Lạng Sơn: Mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản thế mạnh

Bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Lạng Sơn có nhiều nông sản thế mạnh. Sở Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Tỉnh Bắc Kạn đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.
Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Du lịch khởi sắc đang mở thêm cánh cửa tiêu thụ đối với hàng hoá, nông sản Mộc Châu, cũng như tạo động lực cho kinh tế địa phương phát triển.
Rộng mở đầu ra cho nông sản hữu cơ miền núi

Rộng mở đầu ra cho nông sản hữu cơ miền núi

Các sản phẩm nông sản hữu cơ của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như cà phê, chè, mật ong… ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Dâu tây Sơn La cất cánh cùng Vietnam Airlines

Dâu tây Sơn La cất cánh cùng Vietnam Airlines

Cùng với quả nhãn, mận hậu, quả dâu tây của bà con dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La đã “sẵn sàng” có mặt trên các suất ăn phục vụ hành khách của Vietnam Airlines.
Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Tiêu thụ sản phẩm cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những hoạt động trọng tâm được Bộ Công Thương và các doanh nghiệp thực hiện.
Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

Đồng bào Jrai ở tỉnh Gia Lai đã phát huy vốn văn hóa bản địa, xây dựng nơi mình sống thành điểm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị truyền thống.
Nâng cao giá trị sản phẩm sâm Ngọc Linh

Nâng cao giá trị sản phẩm sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh là cây thuốc quý của đồng bào Xơ Đăng, có tiềm năng lớn để thương mại hoá, phát triển du lịch, cải thiện đời sống của bà con.

'Tiếp sức' cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Thông qua Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, Đắk Lắk tiếp tục quảng bá, thương mại hoá sản phẩm đặc trưng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Lai Châu: Xóa bỏ tập quán lạc hậu, đẩy mạnh thi đua

Lai Châu: Xóa bỏ tập quán lạc hậu, đẩy mạnh thi đua

Tỉnh Lai Châu đẩy mạnh triển khai mô hình, điển hình về xoá bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu gắn với đẩy mạnh triển khai các phong trào thi đua.
Xây dựng mô hình thư viện cơ sở 14 tỉnh phía Bắc

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở 14 tỉnh phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi phía Bắc…
Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Nhờ nguồn vốn Chương trình 1719, 100% xã của huyện Bắc Yên (Sơn La) có đường đến trung tâm được trải nhựa, đổ bê tông; 73,1% số xã có trường, lớp học kiên cố.
Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương đảm bảo theo quy định.
Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" được triển khai đã và đang mang lại hiệu quả lớn.
Mobile VerionPhiên bản di động