Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi: Câu chuyện từ trà Shanam Đắk Lắk: Xây dựng thương hiệu vải thiều vươn ra thế giới |
Với gần 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng năm, thủ công mỹ nghệ đã và đang đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động khu vực nông thôn và đồng bào dân tộc miền núi.
Đặc biệt, ngành thủ công mỹ nghệ đang góp phần bảo tồn, phát huy văn hoá, phong tục tập quán từ đó xây dựng và lan toả hình ảnh đất nước Việt Nam phát triển nhanh về kinh tế, đẹp và độc đáo về văn hoá, truyền thống.
Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi |
Dù vậy, ngành thủ công mỹ nghệ vẫn được đánh giá yếu về thương hiệu. Số lượng sản phẩm xuất khẩu hàng năm không nhỏ nhưng chủ yếu dưới tên và thương hiệu của đối tác. Riêng với sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở khu vực miền núi hạn chế này còn tăng gấp đôi khi sản phẩm chủ yếu được sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phục vụ tiêu dùng tại chỗ và thị trường trong nước.
Để khuyến khích ngành thủ công mỹ nghệ phát triển, những năm qua, Nhà nước cùng các cấp chính quyền đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách cho phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là xây dựng thương hiệu cho ngành này nhưng đến nay vẫn chưa phát huy hết hiệu quả.
Để tìm hiểu những “nút thắt” này, Báo Công Thương tổ chức Chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề: “Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ khu vực miền núi”.
Tọa đàm có sự tham dự của các diễn giả:
Ông Tạ Mạnh Cường, Trưởng phòng Phát triển năng lực xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương
Ông Phạm Văn Hóa- Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nghệ An
Ông Vũ Hy Thiều- Chuyên gia trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ
Ông Thái Đại Phong- Giám đốc Công ty TNHH Đức Phong
Chương trình được phát trực tiếp trên Báo Công Thương điện tử (congthuong.vn); Fanpage; Youtube; Tiktok Báo Công Thương.