Hướng về miền Bắc

Sữa Cô Gái Hà Lan nỗ lực viết tiếp hành trình hỗ trợ đồng bào khắc phục sau thiên tai

Với tinh thần tương thân tương ái, nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan đã mang gần 70.000 phần sữa tươi với một động lực tiếp sức đồng bào thôi thúc hơn lúc nào hết.
Sữa Cô Gái Hà Lan cùng tạo lập giá trị chung cho cộng đồng Sữa Cô Gái Hà Lan cam kết sứ mệnh cải thiện dinh dưỡng tại Việt Nam

Tỉnh Hà Nam, nơi FrieslandCampina là một trong những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tiên đầu tư trong lĩnh vực sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa, đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, là một trong nhiều địa phương đang phải gánh chịu thiệt hại nặng nề do đợt bão lũ vừa qua.

Nhiều nông trại tan hoang sau bão lũ, người dân tập trung dọn dẹp để sớm ổn định cuộc sống.
Nhiều nông trại tan hoang sau bão lũ, người dân tập trung dọn dẹp để sớm ổn định cuộc sống.

Ông Nguyễn Văn Tuyến, một trong nhiều hộ chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Hà Nam là đối tác của Phòng Phát triển nghành Sữa FrieslandCampina (DDP) ngay từ những ngày bắt đầu chăn nuôi đã xúc động khi kể lại: “Lũ về nhanh, nước dâng cao hơn chuồng bò 1,5 mét, chúng tôi nhận được lệnh phải di tản gấp nên chỉ kịp dắt đàn bò lên đê tránh lũ, toàn bộ đồng cỏ ngập trong nước, thức ăn tích trữ cũng bị hư hỏng gần hết, bò không còn gì để ăn dẫn đến sức khoẻ giảm sút nghiêm trọng. May mắn là chúng tôi đã nhận được hỗ trợ thiết thực và kịp thời từ Phòng Phát triển ngành Sữa FrieslandCampina, mỗi hộ chăn nuôi được tặng 2-4 tấn ngô ủ chua giúp chúng tôi giữ được đàn bò và vượt qua khoảng thời gian cực kỳ khó khăn này”.

Mặc dù từng ngày các thành viên trong gia đình ông Tuyến phải vất vả khắc phục hậu quả mà trận lũ quét lịch sử để lại, nhưng ai cũng thấy ấm lòng bởi trong những ngày khó khăn nhất, họ luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ cộng đồng, các nhà hảo tâm cùng doanh nghiệp đối tác để cùng nhau vượt qua nghịch cảnh.

Sữa Cô Gái Hà Lan nỗ lực viết tiếp hành trình hỗ trợ đồng bào khắc phục sau thiên tai

Sữa Cô Gái Hà Lan sớm triển khai nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ các hộ chăn nuôi bò sữa tại Hà Nam

Những ngày qua, hàng trăm nghìn hộ dân đang rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn, thiếu thốn các nhu yếu phẩm. Song song đó, còn rất nhiều đồng bào ở nhiều nơi vẫn đang sống trong cảnh cô lập. Nhiều vùng bị tàn phá nặng nề vẫn chưa được tiếp cận. Công cuộc khắc phục bão lũ ở miền Bắc phía trước sẽ còn rất gian nan.

Tại tỉnh Yên Bái, nhiều gia đình phải đối mặt với khó khăn trong việc phục hồi và ổn định cuộc sống sau thiên tai, đặc biệt trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Trong công tác hỗ trợ người dân địa phương, đặc biệt là trẻ em và gia đình đang chịu thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi, những nhóm tình nguyện của nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan không khỏi xúc động khi chứng kiến nhiều hoàn cảnh không may.

Sữa Cô Gái Hà Lan sớm triển khai nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ các hộ chăn nuôi bò sữa tại Hà Nam
Sữa Cô Gái Hà Lan sớm triển khai nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ các hộ chăn nuôi bò sữa tại Hà Nam

Điện mất, nhà ngập cao hơn 3m, tài sản bị cuốn trôi hết theo dòng lũ. Nhiều hộ gia đình không di tản mà cố gắng bám trụ ở lại để dọn dẹp đống đổ nát và hy vọng sau cơn mưa trời lại sáng. Lấm lem bùn đất trên đôi chân trần, bé A., 8 tuổi, cùng hai em của mình mừng rỡ khi đón nhận phần sữa Cô Gái Hà Lan ngon lành. Chị L., mẹ của các bé chia sẻ từ khi thiên tai ập đến, gia đình cũng nhận được lương thực, nhu yếu phẩm từ các nhà hảo tâm, nhưng hôm nay chị mới thấy các con mình hớn hở hơn khi được uống sữa trở lại.

“Trong các nhu yếu phẩm cứu trợ, các gia đình có con nhỏ như gia đình tôi rất cần những phần sữa dinh dưỡng bởi sữa là nguồn dinh dưỡng tiếp sức kịp thời cho trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn và thậm chí cho cả người lớn nữa”, chị L. cho biết.

Sữa Cô Gái Hà Lan nỗ lực viết tiếp hành trình hỗ trợ đồng bào khắc phục sau thiên tai
Những phần sữa sẽ tiếp thêm năng lượng cho trẻ đến trường sau những ngày khó khăn

Là một trong những tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới theo đuổi sứ mệnh mang đến nguồn dinh dưỡng tốt hơn cho mọi người và hòa cùng tinh thần đoàn kết, “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tình yêu thương đồng bào ruột thịt, FrieslandCampina Việt Nam đã chung tay với các tổ chức chính trị - xã hội như Trung ương Hội Chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, cùng các nhà phân phối địa phương… mang những phần quà thiết thực cùng những niềm vui nhỏ bé, ấm áp tới người dân vùng lũ.

Dinh dưỡng yêu thương, ấm áp tình người tại những vùng chịu thiệt hại nặng nề sau bão
Dinh dưỡng yêu thương, ấm áp tình người tại những vùng chịu thiệt hại nặng nề sau bão

Đại diện chính quyền địa phương tại Hà Nam bày tỏ sự cảm kích: “Trong bão lũ, các nhu yếu phẩm là thực phẩm dinh dưỡng như sữa rất cần thiết để hỗ trợ cho người dân, đặc biệt là cho trẻ em. Tại nhiều địa phương người dân đã nhiều ngày sống trong tình trạng ngập lụt, thiếu thốn rất nhiều. Sự hỗ trợ từ nhãn hàng Cô gái Hà Lan là rất kịp thời trong giai đoạn này. Tôi tin rằng với tình đoàn kết và chung tay từ cộng đồng, mọi người sẽ vượt qua khó khăn, sớm ổn định lại cuộc sống”.

Gần 50,000 ly sữa đã được trao đến tay người dân Hà Nam thông qua Hội chữ thập đỏ của tỉnh.
Gần 50,000 ly sữa đã được trao đến tay người dân Hà Nam thông qua Hội chữ thập đỏ của tỉnh.

Để không một ai bỏ lại phía sau, các đại diện nhãn hàng Cô Gái Hà Lan còn có nhiều hoạt động tích cực và kịp thời để hỗ trợ khắc phục khó khăn cho gia đình của nhân viên tập đoàn, các nhà phân phối tái thiết và ổn định cuộc sống. Bên cạnh những phần quà thiết thực, những cái nắm tay, những lời động viên, thăm hỏi… đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc và nghĩa cử nhân văn, cao đẹp đến các nhân viên nội bộ cũng như các đối tác của tập đoàn.

Sữa Cô Gái Hà Lan nỗ lực viết tiếp hành trình hỗ trợ đồng bào khắc phục sau thiên tai

Những phần sữa tuy nhỏ nhưng chứa đựng cả tấm lòng, cả sự sẻ chia và một niềm tin ngày bình yên sẽ sớm trở lại. Nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan sẽ nỗ lực viết tiếp hành trình ý nghĩa này thông qua việc phối hợp với các nhà phân phối địa phương thực hiện chương trình trợ giá yêu thương cho các tổ chức từ thiện và cứu trợ bão lụt, hỗ trợ vận chuyển không mất chi phí đến các địa điểm theo yêu cầu.

Thanh Huyền
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sữa cô gái Hà Lan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Nhờ nguồn vốn Chương trình 1719, 100% xã của huyện Bắc Yên (Sơn La) có đường đến trung tâm được trải nhựa, đổ bê tông; 73,1% số xã có trường, lớp học kiên cố.
Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Ngày 29/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Kheo.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Phát triển hạ tầng biên giới là điều quan trọng không chỉ giúp Hà Giang bứt phá, phát triển kinh tế mà còn có sứ mệnh kết nối cho các địa phương trong vùng.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Sơn La: Quy định nội dung hỗ trợ các dự án sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Sơn La: Quy định nội dung hỗ trợ các dự án sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

HĐND tỉnh Sơn La vừa ban hành Nghị quyết số 93/2024/NQ-HĐND quy định nội dung hỗ trợ dự án phát triển sản xuất thuộc các chương trình MTQG, giai đoạn 2021-2025.
Thương nhớ Nậm Kéng

Thương nhớ Nậm Kéng

Ngược dốc quanh co chúng tôi tới Nậm Kéng vào cuối ngày, những mái nhà nhỏ bé của đồng bào dân tộc Xa Phó hiện rõ dưới ánh nắng hiếm hoi của mùa đông Tây Bắc.
Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Đồng hành cùng bà con dân tộc thiểu số khôi phục nghề thủ công truyền thống với chị Trần Tuyết Lan không chỉ là đam mê mà xuất phát từ lòng nhân văn sâu sắc.
Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

600 suất quà đã được trao tặng cho người nghèo tại huyện vùng cao Xín Mần (Hà Giang) trong chương trình “Xuân Biên cương ấm lòng dân bản" năm 2024.
Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Ngày 27/9, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

“Trăng thu biên cương” thực sự là đêm hội giúp gần 1.000 trẻ nhỏ tại Mồ Sì San, Phong Thổ, Lai Châu được hòa mình vào không gian Trung thu truyền thống phá cỗ.
Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Sáng 24/8, tại Hà Nội, diễn ra lễ khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền - Tuần lễ quảng bá Na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023.
Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Thêu đắp vải trổ thủng là “tuyệt kỹ” của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng tại xã Y Tý đang được Craft Link khôi phục, lan tỏa mạnh mẽ.
Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng là nét đặc trưng của các nhóm dân tộc Hmong trắng ở xã Y Tý, được sử dụng để tạo các mảng hoa văn trên trang phục truyền thống.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Là ngành xuất khẩu tỷ USD tuy nhiên thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chưa được biết rộng rãi trên thị trường thế giới.
Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Sáng 22/6, tại trụ sở Báo Công Thương diễn ra Tọa đàm “Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi”.
Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Mới đây, Craft link đã tổ chức trình diễn “Nghệ thuật dệt lanh và vẽ sáp ong” của phụ nữ dân tộc Hmong hoa ở xã Chế Cu Nha nhằm lan tỏa nghề thủ công độc đáo.
Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo ở Yên Bái giảm nhanh, bình quân 4,6%/năm giai đoạn 2016-2021. Từ năm 2016 đến nay, có 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo.
Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tập trung huy động nguồn lực trong xã hội để thực hiện công tác giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững.
Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Dù đã có nhiều sách hỗ trợ nhưng ông Trần Việt Thế- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang cho rằng cần nhiều hơn nữa ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp.
Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khôi phục nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế là phương thức tốt bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Ngày 16/3, Quỹ Từ thiện Cargill Cares hoàn thành và bàn giao thêm năm điểm trường mới tại các khu vực vùng cao, vùng sâu thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động