Thứ sáu 16/05/2025 05:12

Tiếp tục đẩy mạnh thanh tra vi phạm bản quyền phần mềm

Nằm trong chiến dịch đẩy mạnh các hoạt động thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) sau “Tháng hưởng ứng Ngày SHTT thế giới”, lực lượng thanh tra liên ngành tiếp tục thực hiện các cuộc thanh tra tại các doanh nghiệp bị nghi ngờ sử dụng phần mềm máy tính không bản quyền. 

Thanh tra tại Chi nhánh Công ty Miwon Việt Nam

Phần mềm máy tính được đánh giá là một trong những lĩnh vực bị xâm phạm quyền SHTT nghiêm trọng nhất. Bởi vậy, cuộc thanh tra được thực hiện tại một doanh nghiệp Hàn Quốc và một doanh nghiệp lớn của Việt Nam vừa qua tiếp tục là lời cảnh báo cho các doanh nghiệp cố tình coi thường pháp luật.

Cuộc thanh tra tại Công ty Cổ phần điện tử Bình Hòa (Viettronics) có trụ sở tại số 204 Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh đã được đoàn thanh tra liên ngành gồm Thanh tra Bộ Văn hóa , Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao C50 (Bộ Công an) thực hiện. Sau khi kiểm tra 38 máy tính đang được Viettronics sử dụng cho hoạt động kinh doanh, ngoài số lượng phần mềm có bản quyền, đoàn thanh tra đã phát hiện 62 phần mềm bất hợp pháp, chủ yếu là các phần mềm văn phòng phổ biến như Microsoft Office, Microsoft Windows XP… thuộc quyền sở hữu của Microsoft và một số phần mềm của Autodesk, Adobe...

Trước những chứng cớ trên, Giám đốc công ty Viettronics đã ký vào biên bản thừa nhận hành vi vi phạm: sao chép phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu là vi phạm các quy định của pháp luật về SHTT. Đoàn thanh tra yêu cầu Viettronics phải dỡ bỏ các phần mềm máy tính bất hợp pháp và làm việc với đại diện pháp lý của chủ sở hữu quyền tác giả để thỏa thuận, giải quyết dứt điểm hành vi vi phạm , đồng thời hợp pháp hóa các phần mềm bất hợp pháp phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.

Sau đó, một cuộc thanh tra tại Chi nhánh Công ty Miwon Việt Nam trụ sở tại 22 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội cũng được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tiến hành dưới sự chứng kiến của lãnh đạo đội 3, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao C50. Đoàn thanh tra đã kiểm tra 38 máy tính đang hoạt động và phát hiện nhiều phần mềm máy tính không bản quyền được sử dụng bất hợp pháp. Đại diện Công ty Miwon Việt Nam đã ký vào Biên bản vi phạm hành chính công nhận hành vi vi phạm pháp luật về SHTT.

Ông Trần Văn Minh - Phó Chánh thanh tra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, người đã có hơn

10 năm là trưởng đoàn thanh tra của hàng trăm cuộc thanh tra - cho biết, các hành vi xâm phạm quyền SHTT trong lĩnh vực phần mềm máy tính khá đa dạng, nhưng hành vi đối phó của các doanh nghiệp vi phạm chỉ mua một số ít phần mềm có bản quyền khá phổ biến. Ông Minh cũng khằng định rằng, các hoạt động thanh tra sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới đối với các doanh nghiệp bị nghi ngờ sử dụng phần mềm bất hợp pháp.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đang trở thành một vấn đề ưu tiên của Việt Nam, được Chính phủ đặc biệt quan tâm trong nhiều năm gần đây, trong đó phải kể đến việc ban hành Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng ngày 31/12/2008. Văn bản này khẳng định trách nhiệm của doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong trường hợp vi phạm Luật SHTT. Hành vi sử dụng trái phép phần mềm có bản quyền có thể bị truy tố hình sự theo Luật Hình sự sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.

Vụ kiện dân sự đối với Công ty Trimmers do sử dụng phần mềm máy tính bất hợp pháp thuộc quyền sở hữu của một thành viên thuộc BSA | Liên minh Phần mềm, được khởi kiện vào cuối tháng 6 vừa qua tiếp tục là lời cảnh báo mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp cố tình xâm phạm tài sản trí tuệ của người khác. Trong bối cảnh biện pháp dân sự đang được các cơ quan thực thi khuyến khích áp dụng trong xử lý các vụ việc vi phạm quyền SHTT, doanh nghiệp vi phạm không chỉ phải bồi thường thiệt hại mà uy tín cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng, bảo vệ quyền SHTT ngày càng được xiết chặt và các hành vi xâm phạm quyền SHTT sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Ngoài ra, một báo cáo toàn cầu mới đây cũng cho biết giữa phần mềm không phép và số lần bị nhiễm mã độc có mối tương quan tỷ lệ thuận. Nguy cơ an ninh mạng là có thật, đáng sợ và là một mối đe dọa đặc trưng của thời đại ngày nay. Theo BSA | Liên minh Phần mềm, an ninh mạng là một vấn đề vô cùng phức tạp, trong đó các lãnh đạo doanh nghiệp đang phải đau đầu tìm cách bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp mình, phát hiện những điểm yếu mới của doanh nghiệp cũng như tìm ra những giải pháp để bảo vệ cả bản thân lẫn khách hàng để không trở thành nạn nhân của tội phạm mạng. Vì vậy, sử dụng phần mềm bản quyền là yêu cầu thiết yếu mang tính sống còn đối với doanh nghiệp hiện nay.

T.H
Bài viết cùng chủ đề: Vi phạm bản quyền

Tin cùng chuyên mục

Thu hồi sản phẩm lỗi: Cảnh giác từ những dấu hiệu đầu tiên

Công ty Royal Distribution chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Bộ Công Thương yêu cầu rà soát quảng cáo, sản phẩm đa cấp

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Thêm một doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngừng hoạt động

Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Công ty đa cấp Elken Việt Nam bị phạt 185 triệu đồng

Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng 'kêu cứu'!

Sunrider Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp