Thủy sản Việt Nam: Nhọc nhằn cạnh tranh tại thị trường RCEP
Thương mại Thứ ba, 07/06/2022 - 07:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Yếu thế về giá
Giá cao đang là điểm yếu của thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực). Chia sẻ về điều này, bà Trần Lê Dung – Bí thư thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Malaysia - cho hay: Trên thị trường Malaysia, giá thủy sản của Việt Nam đang cao hơn so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan. Thực tế, Thương vụ Việt Nam đã kết nối doanh nghiệp trong nước với đối tác có nhu cầu nhập khẩu cá khô, cá ngừ nhưng giao dịch không thành cũng bởi giá.
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cho rằng, điều này khá đáng tiếc. Bởi lẽ, Malaysia tuy quy mô dân số không lớn nhưng là quốc gia đạo Hồi, nhu cầu tiêu dùng thủy sản khá cao. Mặt khác, Malaysia không chỉ là thành viên của RCEP mà còn tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, thâm nhập được vào thị trường này thủy sản Việt Nam có cơ hội tiếp cận nhiều thị trường khác.
![]() |
Yếu tố giá đang là thách thức lớn cho doanh nghiệp thủy sản |
Cũng cho hay giá là điểm khó nhất để thủy sản Việt Nam gia tăng xuất khẩu, bà Lê Thị Phương Hoa - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Lào - nêu: Theo khảo sát của thương vụ, trên thị trường Lào một số thủy, hải sản đang bán với giá khá hợp lý: Tôm sú nhỏ loại 30 con/kg gần 300 nghìn đồng, mực trắng loại 5 con/kg có giá 190 nghìn đồng. "Hầu hết những sản phẩm này bày bán tại các chợ của Lào là hàng Thái Lan" - bà Lê Thị Phương Hoa thông tin thêm.
Theo nhận định chung của nhiều đại diện Thương vụ Việt Nam tại thị trường khối RCEP, chi phí vận chuyển tăng cao đột biến trong hơn 2 năm trở lại đây là nguyên nhân khiến thủy sản Việt Nam bị đội giá xuất khẩu. Hơn nữa, với một số thị trường khoảng cách địa lý xa, không thuận lợi trong vận chuyển cũng khiến hàng thủy sản kém cạnh tranh. Dù là nguyên nhân nào đi nữa, yếu tố giá đang là thách thức lớn cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong việc tận dụng ưu đãi thuế quan, mở rộng thị phần, tăng kim ngạch xuất khẩu.
Kiểm soát chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm
Hiệp định RCEP với 15 thành viên, trong đó có những đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… mở ra cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu cho thủy sản Việt Nam. Nhiều thị trường trong khối có nhu cầu thực sự cao đối với mặt hàng thủy, hải sản.
Trung Quốc là điển hình, sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt trong nước của Trung Quốc hiện đạt 64 triệu tấn/năm nhưng nhu cầu tiêu dùng lên tới 67,3 triệu tấn/năm, quốc gia này đang nhập khẩu lượng lớn thủy sản mỗi năm.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc 4 tháng đầu năm nay có sự khởi sắc đáng kể, chủ yếu gồm cá tra, cá basa, tôm đông lạnh, đạt hơn 530 triệu USD, tăng 100% so với cùng kỳ năm trước. Ông Nông Đức Lai - Trưởng chi nhánh Quảng Châu, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc - nhấn mạnh: Với quy mô thị trường lớn, nhu cầu tiêu dùng đa dạng, Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc nên còn nhiều dư địa cũng như thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường tỷ dân này.
Australia cũng là thị trường xuất khẩu tiềm năng, bà Nguyễn Thu Hường - Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Australia - cho hay: Năm 2021 Việt Nam đã "soán ngôi" Trung Quốc trở thành đối tác số 1 xuất khẩu thủy sản với tổng kim ngạch trên 184,4 triệu USD. "Tôi khẳng định Việt Nam còn cơ hội mở rộng xuất khẩu thủy sản sang Australia. Nguyên do, hai quốc gia là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do. Tiêu dùng thủy sản tại Australia có xu hướng tăng, hiện ở mức 15kg/người/năm. Australia đang gia tăng nhập khẩu thủy sản từ châu Á để phục vụ tiêu dùng trong nước" - bà Nguyễn Thu Hường nói.
Dù có khả năng mở rộng hơn nữa kim ngạch xuất khẩu sang thị trường RCEP, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo: Doanh nghiệp trong nước cần tối ưu hoá sản xuất, tìm cách hạ chi phí vận chuyển để giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Doanh nghiệp đầu tư đúng mức cho chất lượng sản phẩm thông qua việc tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn về hàng hoá, mẫu mã, bao bì… "Các cơ quan chức năng trong nước giám sát chặt chẽ chất lượng thủy sản xuất khẩu. Nếu không kiểm soát được, hàng hóa sẽ bị trả về hoặc tiêu hủy chi phí phát sinh là rất lớn" - ông Nông Đức Lai khuyến cáo.
Hạ giá thành sản phẩm, tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tăng cường xúc tiến thương mại để nhận diện hàng hóa là yếu tố cần thiết giúp thủy sản Việt Nam tăng xuất khẩu sang thị trường khối RCEP. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bộ Công Thương hỗ trợ “phủ sóng” nông sản trên sàn thương mại điện tử

Ngành điều hạ mục tiêu xuất khẩu năm 2022

Vụ việc 100 container hạt điều suýt bị mất tại Italia: Bài học nào cho doanh nghiệp?

Thương mại điện tử: Giải bài toán giá và dịch vụ logistics

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cát trắng silic, cát vàng khuôn đúc
Tin cùng chuyên mục

NewZealand khởi động chiến dịch bán lẻ “Made With Care” tại siêu thị Lotte

Chi gần 40 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đan Mạch tăng 53,6%

Cá ngừ có tốc độ xuất khẩu tăng trưởng cao

Hoa Kỳ giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ: Khó giữ "phong độ"

Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Hội chợ thương mại Festival Huế 2022

Xuất khẩu nước mắm bình quân cả nước mới đạt khoảng 12,6%

Hoa Kỳ gia hạn cung cấp thông tin điều tra tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản dự báo có thể cán mốc 10 tỷ USD trong năm 2022

Gia Lai: 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 33,33%

Doanh nghiệp làm gì để tận dụng lợi thế từ hiệp định UKVFTA

Cửa khẩu Móng Cái: Hoạt động xuất nhập khẩu trở lại bình thường

Đưa sản phẩm OCOP “vươn xa” thông qua thương mại điện tử

Xuất khẩu vào Anh tăng trưởng “đột phá” nhờ hiệp định UKVFTA

Đưa thực phẩm Việt Nam vào thị trường Nhật Bản: Người trong cuộc nói gì?

Chuỗi sự kiện kết nối thương mại điện tử tại tỉnh Bình Định và các tỉnh miền Trung

Doanh nghiệp tăng nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất

Mở thị trường cho doanh nghiệp qua Hệ sinh thái Xúc tiến thương mại số
