Thương hiệu quốc gia Việt Nam gia tăng vị thế qua các năm

Tại kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia lần thứ 9, số lượng doanh nghiệp đã được tăng lên cho thấy tác động tích cực của chương trình...
Ấn tượng gian hàng Thương hiệu Quốc gia tại Vietnam Foodexpo 2024 Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt: Cần sự đồng hành của 3 nhà

Nâng cao niềm tự hào về sản phẩm Việt

Theo Brand Finance - tổ chức định giá Thương hiệu quốc gia có trụ sở tại Anh, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia và là Thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới giai đoạn 5 năm từ 2019-2023 là 102%. Trong đó, năm 2019, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam mới chỉ được Brand Finance định giá là 247 tỷ USD đến năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng liên tục hai con số về giá trị thương hiệu. Giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2023 được Brand Finance xếp thứ 33/121 quốc gia được đánh giá, thay vì xếp thứ 32/100 quốc gia được đánh giá năm 2022.

Vị thế của Thương hiệu quốc gia Việt Nam gia tăng mạnh mẽ qua các năm (chưa sửa)
Ngày 28/10 diễ ra họp báo thông tin về Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia lần thứ 9 năm 2024. Ảnh: BTC

Đặc biệt, vừa qua Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2776 /QĐ-BCT do Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký ngày 21/10 về việc công bố danh sách 359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia năm 2024. Giải thưởng là tiền đề thúc đẩy sự phát triển bền vững cũng như khẳng định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ với thị trường trong nước mà còn có giá trị vươn tầm quốc tế.

Việc lựa chọn các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia được tiến hành 2 năm một lần từ năm 2008 với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục chia sẻ và theo đuổi các giá trị của Chương trình, nâng cao niềm tự hào đối với các sản phẩm của Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, sau 20 năm thực hiện và 8 lần bình chọn Thương hiệu quốc gia Việt Nam, các doanh nghiệp nói chung hay sản phẩm của Việt Nam nói riêng đã có được những kết quả đáng khích lệ, đánh dấu tên tuổi, thương hiệu của Việt Nam trên trường quốc tế. Tại kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia lần thứ 9 năm 2024 số lượng doanh nghiệp đã được tăng lên cho thấy tác động lan toả và hiệu ứng tích cực của chương trình.

Đánh giá về những kết quả đã đạt được từ chương trình Thương hiệu quốc gia qua các năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Đó là kết quả từ những nỗ lực của Chính phủ trong cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, hỗ trợ phát triển thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp. Đồng thời, cũng là sự khẳng định vị thế hàng đầu vững chắc của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cả về lợi nhuận và doanh thu, giữ vững thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu, dù gặp phải không ít khó khăn, thách thức trong thời gian qua.

Để đạt được chứng nhận này, doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam phải vượt qua các quy trình, thực hiện đánh giá lại, nên việc được công nhận sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam mới là bước khởi đầu để doanh nghiệp đồng hành cùng Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Việc duy trì năng lực tiên phong trên thị tường đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn phấn đấu, nỗ lực hết mình trong công tác đổi mới sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu trong nước và quốc tế.

Số lượng các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia tăng dần qua các thời kỳ, cụ thể như sau: năm 2008: 30 doanh nghiệp; năm 2010: 43 doanh nghiệp; năm 2012: 54 doanh nghiệp; năm 2014: 63 doanh nghiệp; năm 2016: 88 doanh nghiệp, năm 2018: 97 doanh nghiệp, năm 2022: 172 doanh nghiệp. Năm 2024: 190 doanh nghiệp.

Hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước và đầu mối về các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong công tác xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tập trung vào các hoạt động sau:

Một là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp về xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu. Hằng năm, Bộ Công Thương thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông chính thống và có uy tín lớn như Đài Truyền hình Việt Nam, Tạp chí Tuyên giáo, Báo Nhân Dân…

Bên cạnh đó, hàng năm Bộ Công Thương triển khai chuỗi các hoạt động nhân ngày Thương hiệu Việt Nam 20/04, trong đó có Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam là điểm nhấn trong khuôn khổ Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam với mục tiêu là tạo ra đối thoại chuyên sâu, đa góc nhìn thu hút được sự tham gia đông đảo các đại biểu từ các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các tổ chức trong và ngoài nước cũng như doanh nghiệp liên quan tới xây dựng, phát triển thương hiệu.

Hai là, hỗ trợ kỹ thuật cho cộng đồng doanh nghiệp về công tác xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu. Theo đó, hằng năm Bộ Công Thương phối hợp các bộ, ngành và các tổ chức quốc tế cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp về kỹ năng, nghiệp vụ xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Ba là, truyền thông, quảng bá cho Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Cụ thể, Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các chương trình truyền thông, quảng bá trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế, trong đó tập trung tại các địa bàn xuất khẩu chủ lực, nhằm nâng cao vị thế và giá trị của Thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với khách hàng/người tiêu dùng, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Vị thế của Thương hiệu quốc gia Việt Nam gia tăng mạnh mẽ qua các năm (chưa sửa)
Chương trình Thương hiệu quốc gia nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Vinh dự đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 và từng đạt danh hiệu cao quý này 6 lần trước đó, ông Đỗ Minh Thanh - Phó Tổng giám đốc Eurowindow cho hay, với vai trò là một doanh nghiệp đã đạt nhiều lần giải Thương hiệu quốc gia, Eurowindow luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

"Thương hiệu không chỉ đơn thuần là biểu tượng hay khẩu hiệu, mà còn là sự cam kết của doanh nghiệp với chất lượng sản phẩm, dịch vụ và trách nhiệm đối với khách hàng, xã hội. Trong suốt hành trình phát triển, Eurowindow đã không ngừng cải tiến, đổi mới và phát triển những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, góp phần nâng tầm thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế" - ông Thanh nhấn mạnh.

Đỗ Nga - Linh Nhi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Hàng nghìn người

Hàng nghìn người 'săn' hàng hiệu giá rẻ ở thành phố Vũng Tàu

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xem thêm