Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Từ con số chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, xuất khẩu dừa đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc Bến Tre: Xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang thị trường Trung Quốc

Thông tin được đưa ra tại Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa” do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức sáng 13/12, tại Bến Tre.

Trung Quốc hiện là thị trường rất quan trọng của dừa

Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT năm 2024. Đề án đặt mục tiêu, đến năm 2030, diện tích dừa khoảng 195.000 - 210.000 ha; vùng trồng dừa trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long khoảng 170.000 - 175.000 ha, vùng Duyên Hải Nam Trung bộ diện tích 16.000 - 20.000 ha, còn lại 9.000 - 15.000 ha được trồng tại các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, Đông Nam bộ...

Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng mạnh về lượng và trị giá
Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng mạnh về lượng và trị giá

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – hiện nay, dừa Việt Nam đang trở thành mặt hàng xuất khẩu với giá trị cao. Các sản phẩm chế biến từ dừa đang có tiềm năng lớn để gia tăng giá trị của cây dừa, tăng thu nhập cho người dân. Theo thống kê, 30% diện tích dừa đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, 30% được cấp mã số vùng trồng.

Hiện nay, ngành dừa Việt Nam, với diện tích gần 200.000 ha, đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại các tỉnh duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Từ con số khiêm tốn chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, ngành dừa đã phát triển mạnh mẽ, đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.

Những bước tiến tích cực như việc Hoa Kỳ và châu Âu chấp thuận dừa Việt Nam, cùng quá trình đàm phán với Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch, đã tạo ra tiền đề lớn cho sự mở rộng thị trường và phát triển bền vững của ngành dừa.

Riêng với thị trường Trung Quốc, đây là thị trường rất quan trọng của dừa, hàng năm nước bạn tiêu thụ 4 tỷ quả dừa, trong đó có khoảng 2,6 tỷ quả tươi... Trong khi nhu cầu lớn nhưng năng lực sản xuất của Trung Quốc còn hạn chế, đây chính là cơ hội cho quả dừa của Việt Nam.

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư cho phép dừa tươi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đây là bước ngoặt quan trọng, mở ra cơ hội to lớn cho dừa tươi Việt Nam chinh phục thị trường tỷ dân.

Nhận định về cơ hội và thách thức tại thị trường này, ông Nguyễn Phong Phú - Giám đốc kỹ thuật Công ty Vina T&T Group - đánh giá, thị trường Trung Quốc đem đến nhiều cơ hội lớn cho xuất khẩu dừa Việt Nam, nhưng cũng tiềm ẩn không ít thách thức.

Về thuận lợi, Trung Quốc là thị trường đông dân, nhu cầu cao đối với các sản phẩm từ dừa, đặc biệt là dừa tươi, nước dừa, dầu dừa và các sản phẩm chế biến từ dừa. Với vị trí địa lý gần gũi, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về chi phí vận chuyển so với các đối thủ từ Đông Nam Á và châu Phi. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi về giảm thuế và đẩy mạnh giao thương. Việt Nam là quốc gia có sản lượng dừa lớn, đặc biệt từ Bến Tre và các tỉnh miền Tây, đảm bảo khả năng cung cấp ổn định cho thị trường.

Tuy nhiên, đại diện Công ty Vina T&T Group cũng cho rằng, xuất khẩu dừa sang Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Trung Quốc ngày càng nâng cao tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, chất lượng và an toàn thực phẩm. Sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước sản xuất dừa khác như Thái Lan, Indonesia, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm và giữ giá hợp lý.

Các đơn vị Trung Quốc thuê các xưởng nhỏ đóng gói xuất khẩu, các xưởng đó không đảm bảo an toàn thực phẩm và không có mã cơ sở đóng gói vẫn làm hàng xuất đi Trung Quốc và các thị trường khác, ảnh hưởng đến các công ty đầu tư bài bản và đầy đủ các giấy tờ thủ tục cho xuất khẩu.

Ngoài ra, các thay đổi về chính sách nhập khẩu; chi phí vận chuyển, bảo quản và xử lý hậu cần vẫn là một thách thức, đặc biệt với dừa tươi yêu cầu bảo quản kỹ càng; đặc biệt sự phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc dễ dẫn đến rủi ro nếu thị trường này thay đổi đột ngột. Do đó, việc tối ưu hóa chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu là cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Những lưu ý cho các doanh nghiệp

Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu dừa và các sản phẩm chế biến từ dừa sang thị trường Trung Quốc, ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam – khuyến nghị, dừa tươi xuất khẩu gồm dừa có vỏ xanh và dừa đã gọt vỏ, phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật, các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các vùng trồng và cơ sở đóng gói dừa phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt trên cổng CIFER.

Ngoài việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt và các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, doanh nghiệp trước khi xuất khẩu phải lấy mẫu 2% để kiểm tra. Sau 2 năm, nếu không có vi phạm, doanh nghiệp sẽ được giảm còn 1%.

Nói thêm về thị trường Trung Quốc, ông Nam thông tin, Trung Quốc không có chính sách MRL mặc định, không áp dụng các tiêu chuẩn của các thị trường khác hay Tiêu chuẩn của CODEX. Thay vào đó, phía bạn cập nhật quy định 2 năm một lần và liên tục bổ sung các MRL mới. Xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc năm 2024 dự kiến đạt 250 triệu USD, chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành. Đây là thị trường nhiều tiềm năng với ngành dừa.

Không chỉ Trung Quốc, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam khuyến nghị doanh nghiệp quan tâm đến các thông báo của thị trường EU. Trong năm 2024, thị trường này có 3 thông báo thay đổi MRL của các hoạt chất: Fenbuconazole, Penconazole và Zoxamide.“Dù xuất khẩu đi thị trường nào, chúng ta cũng phải tuân thủ tuyệt đối những yêu cầu của thị trường đó”, ông Nam nhấn mạnh.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giải pháp truy xuất nguồn gốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Thuỵ Điển được đánh giá là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này ngày càng tăng cao thời gian gần đây.
Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

11 tháng, Việt Nam xuất khẩu trên 1,57 triệu tấn phân bón, tương đương gần 644,46 triệu USD, tăng 13,7% về khối lượng, tăng 11,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Hàng nghìn người

Hàng nghìn người 'săn' hàng hiệu giá rẻ ở thành phố Vũng Tàu

Sự kiện 'Khuyến mại hàng hiệu - Flash Sale Holiday Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024' đã thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham quan, mua sắm.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

11 tháng 2024, xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng 2 con số. Các FTA hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp. Tăng sức mạnh nội lực, doanh nghiệp sẽ nâng được kim ngạch.
Hà Nội: Khai mạc Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

Hà Nội: Khai mạc Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

Tối 12/12, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ba Vì tổ chức Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì năm 2024.
Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Tại Hải Phòng diễn ra hội thảo ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm hỗ trợ hơn 100 doanh nghiệp tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến.
Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD

Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD

Năm 2024, ngành da giày về đích, đạt trên 26 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 10% so với năm 2023. Nhiều nhãn hàng ưu tiên chọn Việt Nam là cứ điểm sản xuất.
11 tháng, xuất khẩu ghi nhận mức tăng cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN

11 tháng, xuất khẩu ghi nhận mức tăng cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 369,93 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao so với nhiều nước khu vực ASEAN và châu Á.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phát triển kinh doanh, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ.
Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu Tomato.
Dấu mốc mới trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Israel

Dấu mốc mới trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Israel

Ngày 11/12, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) đã được giới thiệu chính thức tại Hà Nội.
11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 384.719 tỷ đồng

11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 384.719 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2024 đạt 384.719 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
Khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành thiết bị làm bánh tại Việt Nam

Khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành thiết bị làm bánh tại Việt Nam

Sáng 11/12/2024, Triển lãm quốc tế chuyên ngành về thiết bị làm bánh (VIBS 2024) đã diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh.
Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Bình quân mỗi 1 người dành ra tới 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng và rút “hầu bao” mua hàng, người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online.
TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TikTok Việt Nam vừa tổ chức sự kiện TET to the TOP 2025 – khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok cho một mùa Tết bùng nổ tại TP. Hồ Chí Minh.
Khai mạc Tuần lễ kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm ngành lương thực thực phẩm

Khai mạc Tuần lễ kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm ngành lương thực thực phẩm

Sự kiện nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm giới thiệu, quảng bá sản phẩm chất lượng đến với đối tác xuất khẩu, nhà mua hàng, người tiêu dùng.
Khai trương Công viên Logistics Viettel tại Lạng Sơn

Khai trương Công viên Logistics Viettel tại Lạng Sơn

Ngày 11/12, tại Lạng Sơn, Công viên Logistics Viettel do Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội đầu tư đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.
Xây dựng thương hiệu gạo Việt:  Có làm nhưng chưa

Xây dựng thương hiệu gạo Việt: Có làm nhưng chưa 'tới'

Theo kinh nghiệm từ xây dựng thương hiệu gạo nổi tiếng của thế giới như ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia thì "có làm nhưng chưa tới đâu".
Đắk Lắk: Hội thảo nâng cao cơ hội xuất khẩu hàng nông sản

Đắk Lắk: Hội thảo nâng cao cơ hội xuất khẩu hàng nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và cơ hội xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk.
80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Trong năm 2024, có tới 80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu hoặc rất xấu tới môi trường.
Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Vĩnh Phúc

Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Vĩnh Phúc

Khu gian hàng Hà Nội tại Hội chợ Công Thương khu vực Đồng bằng sông Hồng – Vĩnh Phúc năm 2024 thu hút đông đảo khách hàng tham quan, mua sắm.
Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt: Cần sự đồng hành của 3 nhà

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt: Cần sự đồng hành của 3 nhà

Dù là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, tuy nhiên, thương hiệu quốc gia cho gạo Việt vẫn còn vắng bóng và việc này rất cần sự đồng hành của 3 nhà.
Xuất khẩu sầu riêng dần chiếm

Xuất khẩu sầu riêng dần chiếm ''miếng bánh'' thị phần tại Trung Quốc

Sầu riêng Việt Nam chiếm tới 46,9% lượng sầu riêng Trung Quốc nhập khẩu, đứng thứ hai, chỉ sau Thái Lan với 52,4%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động