Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU Hiệp định EVFTA: Cơ hội rộng mở để nông sản Việt vào thị trường EU

Thị trường lớn của hàng hoá Việt

Theo thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU ước đạt 47,3 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 8%).

Đáng chú ý, sau 4 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) đang là động lực lớn thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 35 tỷ Euro, thì đến năm 2023 con số này đã lên tới 48 tỷ Euro. Nhiều ngành hàng ghi nhận tăng trưởng mạnh như điện tử, dệt may, giày dép, nông thủy sản...

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?
Thị trường EU đề ra nhiều tiêu chuẩn xanh cho hàng hoá (Ảnh: TTXVN)

EU là thị trường lớn cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và mỗi thay đổi trong chính sách của thị trường này sẽ tác động lớn đến hàng hoá xuất khẩu. Đơn cử, theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ - Bộ Công Thương, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU hiện đang đứng trước những thách thức mới đến từ các “chính sách xanh” của EU với những quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu và tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn. Trong đó, Kế hoạch nền kinh tế tuần hoàn là một phần của Thỏa thuận xanh châu Âu. Thỏa thuận xanh châu Âu như một mục tiêu, một chiến lược của EU để giúp khối này giảm phát thải ròng bằng 0 sớm nhất có thể vào năm 2050.

Để thực hiện được chiến lược và mục tiêu này, EU sẽ đưa ra hàng loạt các quy định, trong đó có Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn (CEAP). Kế hoạch này sẽ tác động trực tiếp đến 7 nhóm lĩnh vực xuất khẩu chính của Việt Nam, cụ thể là: thiết bị điện tử; công nghệ thông tin; nhóm về pin; nhóm về bao bì; nhóm về nhựa; dệt may và da giày.

Trong đó, quy định ISPR (quy định liên quan đến thiết kế sinh thái, sản phẩm bền vững) đã có hiệu lực từ tháng 7/2024. ISPR ảnh hưởng đến một số lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó có dệt may và giày dép, các sản phẩm nhựa và bao bì. ISPR có quy định liên quan đến việc ngăn chặn, hạn chế tiêu hủy các sản phẩm dệt may, yêu cầu các sản phẩm phải có hộ chiếu kỹ thuật số DPP.

Xu hướng xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững được cho là yếu tố không thể thay đổi trong chính sách của EU, cũng là điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải đáp ứng để theo kịp yêu cầu của thị trường. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS Lê Quốc Phương – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương cho biết, hàng rào xanh dựng lên cho hàng hoá nhập khẩu là xu hướng không thể đổi khác. Lý do của tình trạng này là do tình hình biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra ngày càng gay gắt. EU đã trở thành thị trường đi đầu trên thế giới, dùng sức mạnh của nhà nhập khẩu để áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn xanh đối với hàng hoá nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp phải coi đó là điều đương nhiên, cần thiết và buộc phải đáp ứng được vì đây là xu thế không thể đổi khác.

Về phía doanh nghiệp, ông Vương Đức Anh - Chánh Văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, thị trường EU đã luật hóa tất cả những quy định liên quan đến phát triển bền vững và họ có xu hướng yêu cầu những quy định liên quan đến phát triển bền vững không phải ở góc độ mang tính tự nguyện mà là yêu cầu bắt buộc.

Đơn cử, Adidas với Nike đều đặt ra mục tiêu đến năm 2025 hay đến năm 2030 dùng 50% nguyên liệu tái chế được. Họ đều có một chương trình phát triển bền vững rất cụ thể và doanh nghiệp dệt may Việt Nam làm hàng theo yêu cầu của họ cũng phải có những thay đổi về mặt nguyên liệu. Ví dụ như doanh nghiệp trong ngành sợi của Vinatex, 20% sản phẩm ngành sợi đang theo hướng sợi tái chế và tuần hoàn. Doanh nghiệp phải mua bông organic hoặc mua những nguồn nguyên liệu mang tính chất tự nhiên và có thể tái chế được.

Không chỉ là thách thức

Tăng trưởng xanh là yêu cầu bắt buộc với doanh nghiệp xuất khẩu trong giai đoạn tới. Đồng thời, đây là hoạt động rất tốn kém. Song TS Lê Quốc Phương cho rằng, doanh nghiệp cần phải xem việc chuyển đổi xanh không chỉ là thách thức và khó khăn mà là cơ hội lớn để doanh nghiệp đầu tư, chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư quy trình sản xuất, thay đổi thiết bị, nguyên liệu đầu vào. Sự thay đổi sẽ kích thích đổi mới sáng tạo và về lâu dài thúc đẩy chuyển đổi tốt hơn.

Cụ thể, với chuyển đổi xanh, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí ban đầu như sử dụng thiết bị tiết kiệm điện, sử dụng nguyên liệu tái chế được. Nhưng về lâu dài sẽ giảm chi phí cho doanh nghiệp như giảm chi phí năng lượng, giảm giá thành. Nếu doanh nghiệp đạt chuyển đổi xanh càng sớm, sẽ càng tăng sức cạnh tranh của mình với các đối thủ. Do đó, chuyển đổi xanh sẽ là cơ hội lớn cho doanh nghiệp.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Vụ trưởng, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại thị trường Thuỵ Điển, kiêm nhiệm Bắc Âu chia sẻ thêm, những tiêu chuẩn xanh châu Âu đặt ra những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng tạo ra cơ hội phát triển mới. Do vậy, các doanh nghiệp cần nhận thức rõ những thay đổi mà thỏa thuận sẽ mang lại và sẵn sàng thích ứng với những thách thức để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường EU.

Bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường, một trong những giải pháp quan trọng là doanh nghiệp phải nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu. Thay vì tập trung vào gia công thô, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ chế biến sâu và phát triển sản phẩm có tính khác biệt. Ví dụ, trong ngành gỗ, thay vì xuất khẩu nguyên liệu hoặc sản phẩm chưa hoàn thiện, các doanh nghiệp nên tập trung vào sản xuất đồ nội thất cao cấp, có thiết kế độc đáo, hay là đồ nội thất thông minh gắn với công nghệ, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng EU. Đối với nông sản và thủy sản, chế biến thành các sản phẩm giá trị gia tăng như thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, hoặc sản phẩm hữu cơ cũng sẽ giúp tăng giá trị xuất khẩu.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Xuất nhập khẩu là minh chứng của việc tăng trưởng thần kỳ khi trong giai đoạn 2001-2024, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam tăng hơn 25 lần, đạt 786,29 tỷ USD.
Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Ưu tiên hàng đầu của Thụy Điển là đưa thêm nhiều doanh nghiệp nước này đến Việt Nam đầu tư. Từ 70 doanh nghiệp hiện có lên 100 đến 150 doanh nghiệp.
Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Việc Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo trong năm nay liệu có tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam?
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Tăng trưởng toàn ngành nông, lâm, thủy sản quý I/2025 đạt mức 3,74%, cao nhất trong nhiều năm qua, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao trong kịch bản tăng trưởng quý.
Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Cùng với việc chuẩn bị điều kiện hạ tầng, nhân lực cho việc kiểm dịch thực vật, công tác chuẩn bị thị trường cho trái vải cũng đã sẵn sàng.

Tin cùng chuyên mục

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tháng 4/2025 của Việt Nam tiếp tục tăng và tiệm cận mức kỷ lục năm 2021 liệu có đáng lo ngại?
Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Muốn nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm bắt buộc phải đổi mới tư duy và cách làm, phải lấy khoa học công nghệ, chuyển đổi số làm nền tảng
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD. Kết quả này có công từ công tác chọn tạo giống.
Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Giữ vững vị thế sầu riêng Việt cần nền tảng pháp lý vững chắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một hệ thống quản lý chủ động, minh bạch.
Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Australia vừa hoàn tất đánh giá rủi ro cho quả bưởi Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm bưởi vào thị trường này.
Lý do tổ yến

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Hiện có hơn 4 tấn tổ yến tinh chế và hàng triệu sản phẩm tổ yến được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, giá trị hơn 4 triệu USD, khiêm tốn so với tiềm năng.
Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

4 tháng năm 2024, giá cà phê xuất khẩu tăng 67,5% kéo xuất khẩu cà phê tăng 51,1%. Cà phê Robusta Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Bốn tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động thích ứng với biến động của thị trường.
Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2024. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng.
Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.
Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

4 tháng năm 2025, tất cả các nhóm hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ đã đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Theo Cục Hải quan, quý 1/2025, xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Cung giảm, cầu tăng đẩy giá dừa lên mức cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, xuất khẩu dừa có thể đạt trên 1,2 tỷ USD năm nay.
EC lùi thời gian thanh tra

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

EC đề nghị Việt Nam gửi báo cáo tiến độ khắc phục tồn tại gỡ ‘thẻ vàng’ IUU trước 15/9 và sẽ thực hiện đợt thanh tra lần 5 vào cuối năm 2025.
Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) 0% đối với các dịch vụ cho hoạt động xuất khẩu.
Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Campuchia trở thành quốc gia thứ 5 sau Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc.
Mobile VerionPhiên bản di động