Thứ sáu 22/11/2024 23:13

Thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp thông qua chính sách đất đai

Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp đang phát triển mạnh mẽ nhưng thiếu sự minh bạch, lành mạnh. Đó là nội dung chính được nêu ra tại hội thảo “Điều chỉnh chính sách đất đai nhằm thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam” vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng nay (30/11).
Toàn cảnh hội thảo

Báo cáo nghiên cứu “Điều chỉnh chính sách đất đai nhằm thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tiến hành mới đây cho thấy, nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp đang có sự thay đổi mạnh mẽ trong thời gian gần đây, theo hướng chuyển từ hộ tiểu điền sang đại điền, doanh nghiệp tích tụ và tập trung ruộng đất.

Theo TS Nguyễn Hữu Thọ - Phó Trưởng ban, Ban Chính sách phát triển nông thôn (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương): Năm 2016, cả nước có 33,5 nghìn trang trại, tăng 67,2% so với năm 2011, bình quân tăng 10%/năm. Cùng với đó, số lượng doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng tăng mạnh, năm 2016, cả nước có 3.846 DN nông nghiệp, tăng 49% so với năm 2011. Trong đó, DN có số vốn từ 10 tỷ đồng trở lên tăng tới 76,2%.

Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp đang gia tăng mạnh mẽ, song các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, đất nông nghiệp là hàng hóa “đặc biệt”, do đó quy mô, mức độ phát triển của thị trường không đồng đều giữa các vùng miền, địa phương có sự khác nhau. Theo đó, những khu vực giáp với những thành phố lớn thường có giá trị cao hơn rất nhiều so với các khu vực vùng sâu, vùng xa.

Việt Nam đã có rất nhiều văn bản pháp luật liên quan đến thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể như: Hiến pháp, Luật Đất đai năm 2013; 11 nghị định và 35 thông tư liên tịch,… song thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp vẫn chưa phát triển lành mạnh, không mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân, theo ông Nguyễn Hữu Thọ là do đất nông nghiệp tại Việt Nam thường có diện tích nhỏ, gây ra những khó khăn trong quá trình tích tụ ruộng đất.

Có DN cho biết, để sử dụng được 30ha đất nông nghiệp làm trang trại, họ đã phải đàm phán với 130 hộ dân. Tuy nhiên, điều đáng buồn hơn là có nhiều hộ dân, sau một thời gian đàm phán lại tăng giá bán hoặc không đồng ý chuyển đổi, gây khó khăn cho DN trong quá trình đàm phán. Khiến cho thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển thiếu lành mạnh.

Đáng chú ý, có nhiều hộ gia đình bỏ ruộng hoang, nhưng vì một lý do nào đó, cũng không muốn chuyển quyền sử dụng đất cho DN - ông Nguyễn Hữu Thọ cho biết thêm.

Để thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển lành mạnh, PGS, TS Chu Tiến Quang - Hội đồng chính sách (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng: Cần quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hai hướng ‘cứng’ và ‘mềm’. Theo đó, ‘cứng’ là không được phép chuyển đổi và ‘mềm’ là cho phép chuyển đổi. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng quy hoạch, cần tính đến sự ổn định.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Để thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển lành mạnh, cần công khai, minh bạch thông tin về đất đai, để mọi người dân đều nắm được.

Bên cạnh các giải pháp trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần hoàn thiện chính sách đất đai, tạo hành lang pháp lý, cơ sở cho thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp từng bước phát triển. Theo đó, giai đoạn tới cần sớm điều chỉnh chính sách đất đai, đặc biệt là Luật Đất đai 2013 để hoàn thiện các nội dung bất cập trên góc độ thị trường như công tác quy hoạch, hình thức giao đất, thuê đất; thời hạn và hạn mức sử dụng đất; hoàn thiện hạ tầng thông tin đất đai.

Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024