Thứ năm 24/04/2025 06:35

Thông đường cho trái cây và sản phẩm chế biến sang thị trường Hàn Quốc

Hàn Quốc là thị trường có dung lượng nhập khẩu trái cây tươi lớn, giá trị hơn 1,6 tỷ USD/năm và đang tiếp tục tăng trưởng mạnh. Trong khi đó, trái cây tươi của Việt Nam mới chiếm thị phần rất khiêm tốn tại thị trường này.

Nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản có thế mạnh của Việt Nam đặc biệt là mặt hàng trái cây tươi và trái cây chế biến sang Hàn Quốc và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội tiếp cận, kết nối với các đối tác tiềm năng tại thị trường Hàn Quốc, tới đây, Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Á – châu Phi) sẽ phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) tổ chức “Hội thảo giao thương trực tuyến về thúc đẩy xuất khẩu trái cây tươi và các sản phẩm chế biến từ trái cây của Việt Nam sang hệ thống phân phối của Hàn Quốc”. Hội thảo dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 27-29/7/2021 theo hình thức trực tuyến và miễn phí đăng ký tham dự cho toàn bộ doanh nghiệp.

Trái cây tươi và sản phẩm chế biến có nhiều cơ hội xuất khẩu sang Hàn Quốc

Khoảng 40 doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi (dừa, dứa, chuối, xoài, thanh long) hoặc đông lạnh và sản phẩm chế biến khác từ trái cây của Việt Nam tham gia hội thảo. Về phía Hàn Quốc dự kiến có đại diện KOTRA, các diễn giả của Công ty Dịch vụ Hải quan Shinhan Hàn Quốc, Viện nghiên cứu Tiếp thị mới nông sản Hàn Quốc, các doanh nghiệp nhập khẩu trái cây tươi của Hàn Quốc và đại diện các hệ thống phân phối lớn của Hàn Quốc (E-Mart, Lotte Mart, Home Plus…).

Tại Hội thảo, các doanh nghiệp sẽ được giới thiệu về thực trạng xuất khẩu trái cây tươi và các sản phẩm chế biến từ trái cây của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc, các vấn đề doanh nghiệp hay gặp phải và khuyến nghị, đồng thời hướng dẫn cách thức đưa trái cây tươi và các sản phẩm chế biến từ trái cây của Việt Nam thâm nhập vào hệ thống phân phối của Hàn Quốc. Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ được kết nối giao thương trực tiếp với các nhà nhập khẩu trái cây tươi, các hệ thống phân phối lớn của Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình Hội thảo.

Hàn Quốc là thị trường có dung lượng nhập khẩu trái cây tươi lớn, giá trị hơn 1,6 tỷ USD/năm và đang tiếp tục tăng trưởng mạnh. Trong khi đó, trái cây tươi của Việt Nam mới chiếm thị phần rất khiêm tốn tại thị trường này. Đến nay có 6 loại trái cây tươi của Việt Nam đã được phép xuất khẩu chính thức vào thị trường Hàn Quốc, bao gồm: dừa, dứa, thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ, xoài, chuối. Hiện nay Bộ Công Thương đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành liên quan của Việt Nam và Hàn Quốc để thúc đẩy phía Hàn Quốc mở cửa thị trường cho thêm nhiều loại trái cây khác của Việt Nam như bưởi, chanh leo, vải, chôm chôm, nhãn…

“Hội thảo giao thương trực tuyến về thúc đẩy xuất khẩu trái cây tươi và các sản phẩm chế biến từ trái cây của Việt Nam sang hệ thống phân phối của Hàn Quốc” lần này được kỳ vọng là dịp các Sở Công Thương, các doanh nghiệp nhìn lại những thành quả đã đạt được, đánh giá một cách toàn diện các cơ hội và thách thức trong xuất khẩu mặt hàng trái cây tươi và trái cây chế biến sang Hàn Quốc, từ đó, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và ngày càng thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu các mặt hàng này vào Hàn Quốc trong thời gian tới.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn tác động mạnh đến cả hai nước, Ban Tổ chức đã thu xếp, bố trí giao thương trực tuyến cho doanh nghiệp xuất khẩu trái cây của Việt Nam với các nhà nhập khẩu, các hệ thống phân phối lớn của Hàn Quốc trong khoảng thời gian 3 ngày để các Bên có đủ thời gian trao đổi, lựa chọn và thống nhất các hợp đồng mua bán trái cây ngay tại chỗ. Để hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia giao thương, Ban Tổ chức bố trí phiên dịch Việt -Hàn hỗ trợ tất cả các phiên giao thương giữa doanh nghiệp hai bên.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Hàn Quốc

Tin cùng chuyên mục

Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Quảng Bình: Nhiều kế hoạch cho công tác xúc tiến thương mại

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Khơi dòng tiêu thụ bền vững cho thanh long đất Bình Thuận

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Tận dụng lợi thế, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng Việt

Sắp diễn ra diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Trùng Khánh?