Thứ tư 20/11/2024 08:46

Tháo gỡ vướng mắc công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của Dự án đường dây 500 kV mạch 3

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính Phủ Trịnh Đình Dũng gửi các Bộ ngành và địa phương liên quan có tuyến đường dây 500 kV mạch 3 đi qua nhằm hỗ trợ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) trong công tác bồi thường giải phóng mặt của Dự đường dây 500 kV mạch 3.    

Theo đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo cho Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố có đường dây 500 kV mạch 3 đi qua gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai tập trung tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của Dự án đường dây 500 kV mạch 3 để hoàn thành và đưa vào vận hành trong tháng 6/2020.

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng do lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố làm Trưởng ban để trực tiếp chỉ đạo các Sở, Ban, ngành và các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án trên địa bàn địa phương quản lý. Ngoài ra, các tỉnh phải hoàn thành phê duyệt phương án bồi thường để chi trả tiền cho các hộ dân; không để phát sinh nhà cửa, công trình trong hành lang tuyến đường dây đã được thỏa thuận; có biện pháp xử lý cương quyết đối với các trường hợp không chấp hành phương án bồi thường đã được phê duyệt hoặc cố tình cản trở việc thi công công trình.

Dự án đường dây 500 kV mạch 3 là dự án cấp bách cần thực hiện để đảm bảo an toàn cung cấp điện và an ninh năng lượng quốc gia. Dự án do EVNPT làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) thay mặt EVNNPT quản lý Dự án. Dự án này gồm 3 phân đoạn (1-Đường dây 500kV Quảng Trạch-Vũng Áng-Sân phân phối 500kV Quảng Trạch ; 2-Đường dây 500kV Quảng Trạch-Dốc Sỏi ; 3-Đường dây 500kV Dốc Sỏi-Pleiku 2) đã được khởi công từ ngày 18 tháng 12 năm 2018. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Dự án này cần được hoàn thành và đóng điện trong tháng 6 năm 2020. Đến nay, sau hơn 7 tháng thực hiện, mặc dù EVN, EVNNPT đã rất nỗ lực, tập trung mọi nguồn lực, áp dụng nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ nhưng những khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã làm nhiều hạng mục của Dự án không đạt tiến độ theo kế hoạch đã đề ra.

Chủ tịch EVN Dương Quang Thành, Chủ tịch EVNNPT Đặng Phan Tường kiểm tra hiện trường dự án 500 kV mạch 3.

Ông Nguyễn Tuấn Tùng, Tổng giám đốc EVNNPT cho hay, Dự án đường dây 500 kV mạch 3 có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó làm tăng độ tin cậy cho trục xương sống của hệ thống truyền tải điện, nâng cao công suất truyền tải điện theo hướng Bắc-Trung-Nam, góp phần quan trong trong việc đảm bảo an ninh năng lượng. Dự án này được sự đặc biệt quan tâm của Chính phủ, Bộ Công Thương, EVN, EVNNPT.

“ Trong những ngày cuối tháng 7 vừa qua Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trần Đình Nhân đã làm việc với Ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam để tháo gỡ khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Trước đó Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN Dương Quang Thành và các cấp Lãnh đạo của EVN, EVNNPT cũng đã làm việc với các địa phương có Dự án đi qua để đề nghị hỗ trợ triển khai Dự án”- ông Hùng thông tin

Hiện nay EVN, EVNNPT đang tập trung tối đa mọi nguồn lực cho Dự án, EVN và EVNNPT đã thành lập các Ban chỉ đạo để điều hành Dự án, Ban chỉ đạo luôn bám sát tình hình, chỉ đạo xử lý ngay những vướng mắc để Dự án đảm bảo tiến độ. EVNNPT cũng chỉ đạo CPMB yêu cầu các nhà thầu thi công tập trung nhân lực, vật lực để đảm bảo mặt bằng được bàn giao đến đâu, triển khai thi công ngay đến đó, phối hợp với chủ đầu tư và chính quyền địa phương tuyên truyền vận động người dân chấp hành tốt phương án bồi thường đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ông Tùng cho biết thêm, do các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nên hiện nay một số hạng mục đang chậm tiến độ so với tổng tiến độ được phê duyệt. Với việc Văn phòng Chính phủ ra văn bản 6570/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, chắc chắn trong thời gian tới công tác bồi thường gải phóng mặt bằng cho Dự án sẽ được thuận lợi hơn, mọi vướng mắc sẽ được tháo gỡ. EVNNPT sẽ chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương có Dự án đi qua để sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, quyết tâm chỉ đạo và điều hành để Dự án hoàn thành theo đúng tiến độ mà Chính phủ đã yêu cầu.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: đường dây 500kV

Tin cùng chuyên mục

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 1

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia