Thứ ba 29/04/2025 00:35

Thái Bình: 9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 3,6 tỷ USD

9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Thái Bình ước đạt 3.682,6 triệu USD, tăng 10,77% so cùng kỳ năm trước.

Theo thông tin Cục Thống kê Thái Bình, trong 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Thái Bình ước đạt 2.296,4 triệu USD, tăng 14,22% (tương đương 286 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước. Ngành may mặc tiếp tục là đầu tàu xuất khẩu của tỉnh khi chiếm 47,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Toàn tỉnh Thái Bình có 318 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tăng 12,76% so với cùng kỳ năm trước, tương đương tăng thêm 35 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu, tập trung vào nhóm ngành điện tử, giày dép.

Cũng theo Cục Thống kê Thái Bình, tính theo giá trị xuất khẩu các mặt hàng, thị trường châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất ước đạt 1.269,9 triệu USD, tăng 16,89% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 55,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Một số thị trường có giá trị xuất khẩu lớn như: Hàn Quốc ước đạt 350,7 triệu USD, tăng 4,36% so với cùng kỳ năm trước; Nhật Bản 321,4 triệu USD, tăng 10,06%. Ngoài ra, một số thị trường có mức tăng trưởng cao như Hồng Kông (Trung Quốc) ước đạt 194,6 triệu USD, tăng 26,28%; Lào ước đạt 417 nghìn USD, tăng 17,69%. Bên cạnh đó, thị trường châu Âu ước đạt 245 triệu USD; châu Mỹ ước đạt 676 triệu USD.

9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Thái Bình ước đạt 3.682,6 triệu USD, tăng 10,77% so cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa

Về kim ngạch nhập khẩu của tỉnh trong 9 tháng năm 2024 ước đạt 1.386,2 triệu USD, tăng 5,49% (tương đương 72 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước. Một số nguyên nhân tác động đến giá trị nhập khẩu tăng do nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu về phục vụ cho sản xuất nên nhập khẩu phụ thuộc hoàn toàn vào đơn hàng xuất khẩu.

Một số ngành hàng có giá trị mặt hàng nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Hàng thủy sản ước đạt 2,8 triệu USD, tăng 17,51%; xơ, sợi dệt các loại ước đạt 95 triệu USD, tăng 14,84%; vải các loại ước đạt 433,9 triệu USD, tặng 6,44%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày ước đạt 288 triệu USD, tăng 11,43%; hàng hóa khác ước đạt 212,5 triệu USD, tăng 33,26%. Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn của tỉnh, ước đạt 1.169 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 84,34% tổng kim ngạch nhập khẩu; thị trường châu Âu ước đạt 57,7 triệu USD; châu Mỹ ước đạt 53 triệu USD.

Nối tiếp đà tăng trưởng của 9 tháng năm 2024, từ nay đến cuối năm, Sở Công Thương tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký kết để tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm tồn kho sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử đối với sản phẩm chủ lực của từng địa phương.

Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao